Thứ Sáu, tháng 10 07, 2011

Thế nào là Bia ngon?

 

Bạn có thể biết loại bia mình sắp uống có tốt hay không nhờ quan sát màu sắc, độ trong và tính chất của bọt.

 

Bia có nguyên liệu chủ yếu là đại mạch, qua các khâu gây men và chế biến mà thành. 

Màu bia tươi, trong, vàng nhạt là ngon, loại kém chất lượng thì nước bia đục, chứng tỏ công nghệ lên men và sản xuất chưa tốt.
 
Với các loại bia đóng chai tiêu thụ trên thị trường hiện nay, thời gian bảo quản từ 40 đến 60 ngày, loại bia tươi chỉ được bảy ngày. Quá thời hạn trên, mùi bia sẽ biến mất và nếu có hiện tượng vẩn đục thì không nên uống.
 

Nếu bia chất lượng tốt, khi bạn rót ra cốc, lập tức sẽ có bọt lăn tăn chạy lên. Bọt đó chạy lên cao thì tan rất chậm, có thể nổi trên mặt tới 4-5 phút, khi ở giữa đã tan mà bên thành cốc vẫn thấy bọt bám vào. Nếu uống rồi mà bọt vẫn bám vào cốc thì bia đó là tốt.

Ngược lại, nếu bọt to, chóng tan, không dính vào thành cốc thì bia ấy chất lượng kém. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý xem trong cốc có chất dầu mỡ không, vì các loại dầu mỡ sẽ làm tăng độ tan của bọt bia.

Các loại bia khác nhau có hương vị khác nhau. Nhưng nói chung, khi nâng cốc bia lên bạn phải cảm nhận thấy mùi hoa bia, mùi mạch nha, và mùi este một cách đậm đà, tinh khiết, đó mới là bia ngon. Còn nếu thấy mùi khác khó ngửi thì đây là bia chất lượng kém. Bia ngon thì vị đậm, mát, uống vào có cảm giác dễ chịu. Nếu thấy vị nhạt nhẽo, đắng, khó uống hoặc mùi chua thì bia đó kém chất lượng hoặc bị hỏng.

Thứ Năm, tháng 10 06, 2011

Đại học…vang!

Nghệ thuật thưởng thức vang đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều trường đại học mở chuyên khoa... vang. Giả như con bạn chưa biết sẽ chọn ngành nghề nào thì tại sao bạn không thử giới thiệu môn học lấy bằng cử nhân vang mà trường Bem ở Bordeaux (Pháp) vừa mới mở tại Hồng Kông?

Hợp tác với trường School of Professional and Continuing Education thuộc Đại học Hồng Kông, Bem có chương trình đào tạo “Wine MBA” kéo dài hai năm giống như chương trình đào tạo tại Bordeaux. Để có bằng cử nhân vang của Bem, sinh viên phải kinh qua các giờ học về kiến thức, quản lý, tiếp thị, kế toán tài chính, dây chuyền cung ứng... liên quan đến vang. Bem đã có cơ sở đào tạo cử nhân vang tại Adelaide (Úc), London (Anh) và năm 2010 mở thêm tại Đại học California Davis (Mỹ).

Bạn đã biết thưởng thức Vang?

Như các nghệ thuật ẩm thực khác, thưởng thức vang cũng có những quy định bất thành văn đã hình thành từ lâu. Bạn có thể chỉ thích uống các dòng vang Thế giới cũ hoặc là tín đồ của các dòng vang Thế giới mới, nhưng dù cũ hay mới, để thể hiện mình là người biết uống vang, bạn nên nhớ vài điều sau đây:

1. Pha “OJ” (viết tắt của orange juice, nước cam tươi) với “Bubbly” (cách gọi thân mật các loại champagne): Bạn có thể dùng chung champagne với rượu mùi Midori, nhưng đừng làm hỏng ly champagne thật ngon bằng cách pha nước cam vào.

2.Vang trắng với nước đá: Sẽ mất đi mùi vị, nếu bạn cho đá vào vang trắng. Nên để cổ họng của bạn được ngập tràn hương vị thật của vang.

3.Vang trắng sủi tăm chống champagne: Champagne là loại vang sủi tăm nổi tiếng có xuất xứ từ tỉnh Champagne, vùng Đông Bắc nước Pháp, khác hẳn với mỗi loại vang trắng sủi tăm được sản xuất ở Mỹ, Ý, Nam Phi, Úc, New Zealand...

4.Pha vang đỏ với Lemonade, Coca-Cola hoặc nước: Chỉ có người Ý mới pha cách này, thường với loại rượu được ủ ngay tại nhà.

5.Không rót vang ngay lập tức: Hương vị của vang rất phong phú và phức tạp. Hãy dành thời gian cho vang được “thở”, chất nho được lắng đọng, đủ điều kiện tốt nhất để thưởng thức. Đó là một khởi đầu rất cần thiết.

6.Hoa dâm bụt và những quả dâu tây: Trông thật thích mắt khi trang trí chúng chung với champagne trên bàn tiệc, nhưng đừng dùng vì chúng không hợp với champagne!

7.Những ly vang nhỏ: Gần đây, thưởng thức vang có tiến triển tốt hơn khi người ta dùng trong ly lớn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn vài nhà hàng phục vụ loại vang hạng nhất bằng các kiểu ly cổ xưa, chỉ chứa được 200ml.

8.Không uống vang quá lạnh: Bạn dùng vang trắng ướp lạnh sẽ thấy hương vị càng nhạt nhẽo. Nhất là loại vang trắng đắt tiền, nên lấy ra khỏi tủ lạnh 15 phút trước khi dùng, hương vị sẽ đậm đà hơn.

9.Hãy lắc tròn ly vang, ngửi hương thơm, ngắm màu rồi mới dùng thử, bạn sẽ thấy thú vị hơn gấp đôi. Đừng ngại người ta sẽ cho mình là “bợm nhậu” hay sợ rượu sẽ sánh ra áo quần khi bạn thể hiện độc tác đó. Như thế mới sành điệu!

Du lịch Rome và thưởng thức vang Ý

Vang chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày của người dân nước Ý. Khi du lịch đến kinh thành vĩnh cửu Rome mùa Giáng sinh 2010, bạn hãy dạo một vòng quanh các quầy bar để có trải nghiệm thú vị về “la dolce vita” (cuộc sống nhẹ nhàng êm đềm) với hương thơm của ly “rosso” (vang đỏ) và ly spumanti (vang sủi tăm).

 

Spanish Steps, Rome

Trong một quán nhỏ đông đúc nằm dọc con đường trải sỏi, giữa một khu phố cổ của Rome, một nhóm người đang hào hứng nêu ra các ưu điểm của loại vang bên trong chiếc chai đặt trên quầy. “E buono, molto buono...” (tốt, rất tốt...). Lời khen ngợi, tiếng ly chạm nhau leng keng vang vọng khắp phòng.

Rượu vang Golguz (Slovakia)

Những tia nắng mặt trời và loại đất đặc biệt có chứa hàm lượng canxi cao chính là nét đặc trưng cho vùng đất trồng nho Hlohovec thuộc Trung Âu, Slovakia. Nhờ đó, những dòng rượu vang ở đây luôn giữ được hương vị riêng với chất lượng không hề thay đổi, tạo ra danh tiếng trải qua suốt bao thế kỷ nay.

Nét đặc trưng “bộ sưu tập” rượu vang độc nhất vô nhị của vùng đất Hlohovec, Slovakia bao gồm:

Vang trắng Aurelius: Là sự lai tạo giữa giống Rhine Riesling và Neuburger. Rượu có màu xanh chuối ánh thêm sắc nhẹ nhàng của mật ong ngọt ngào. Hương vị Nho đậm đà hoà quyện với mùi hương pha trộn của Citrust (Chanh và Lindent (cây đoan). Loại rượu này có chứa acid mạnh hơn loại Riesling. Aurelius sẽ làm cho bạn phải chú ý vì vị ngọt của mơ, chuối, hoa hồng, mật ong và bánh mì.

Vang đỏ Golguz Svatovarinnecke (ST.Laurent): Loại rượu này rất thơm, nhẹ và dễ chịu. Đầu tiên, ST.Launrent quyến rũ khách thưởng thức bởi màu đỏ rực rồi dần chuyển sang màu ruby đậm đà hoặc đỏ tía. Và sau đó, bạn sẽ tiếp tục bị chinh phục bởi hương vị nhẹ nhàng, nồng nàn, vị đắng nhẹ do sự pha trộn hài hòa giữa tannin và acid.

Vang đỏ Golguz Cabernet Sauvlgnon: Là một loại rượu vang đỏ làm từ loại nho cổ Roman (ý) cùng nho đen Hy Lạp và tiêu cay. Rượu có màu đỏ ruby và hương tannin dễ chịu. Loại rượu này rất thích hợp với các món ăn được chế biến từ thịt hun khói và những món ăn quay hoặc nướng.

Vang đỏ Golguz Dornfelder Cuvee: Có màu sắc đậm đà và hương vị trái cây ngào ngạt. Rượu có màu đỏ sẫm cùng với sắc tím. Điểm nhấn của dòng rượu này chính là ở hương vị nồng nàn của dâu rừng chín, hạnh nhân và chocolate. Vị thanh tao của tannin, vị hấp dẫn của acid và đặc biệt hương vị rượu đọng lại rất lâu trên đầu lưỡi, là dư vị khiến người thưởng thức luôn bị lôi cuốn.

Rượu vang Golguz của Slovakia vừa chính thức vào Việt Nam thông qua Công ty TNHH T.Q.M, đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền tại thị trường VN; Website www.tqm.com.vn; ĐT: 3.8982580

Rượu Vang Barossa – South Australia

Nếu ai có dịp đến Adelaide thì không thể không đến tham quan thung lũng Barossa. Đây là vùng sản xuất rượu chủ yếu và khu du lịch hấp dẫn của Bang South Australia. Barossa chỉ cách thủ phủ Adelaide 70km về hướng Đông Bắc, tại vĩ độ 34O32’ Nam và kinh độ 138O 57’ Đông. Tên thung lũng Barossa xuất phát từ dãy Barossa, do đại tá William Light đặt tên vào năm 1937.

Thung lũng Barossa được hình thành từ sông North Para và Barossa Valley Way là con đường chính đưa vào thung lũng kết nối các thị trấn nhỏ trong vùng . Xin được giới thiệu sơ lược về Barossa Valley - một địa danh không thể thiếu khi đến xứ sở của Koala, Kangaroo…..

Diện tích toàn vùng vào khoản 912 km2 tương đương 352,1 dặm vuông, dân số khoảng 20.000 người với ba thị trấn chủ yếu:

Tanunda: với dân cư là 4.153 người, Tanunda được ghi nhận là một trong ba thị trấn có đa số là người Đức với những nét truyền thống lâu đời từ những năm 1842, khi những cư dân người Đức đầu tiên đến vùng này. Ảnh hưởng của Người Đức vẫn tồn tại đến ngày nay. Một trong những ngọn đồi lớn nhất tại thung lũng Barossa có tên Kaiserstuh, có đường phố mang tên Siegesdorf, vài nhà máy rượu như Krondhorf từ thập niên 1940, cũng như các nhà hàng uy tín, các tiệm bánh ngọt truyền thống và các nhà thờ cửa vòm.

Angaston: với dân cư 1.865 người. Tương phản với Tanunda, Angaton được xem như là thị trấn của người Anh, nơi thường trú chủ yếu bởi những thợ mỏ vùng Cornish và các vùng khác của Anh quốc.

Nuriootpa: với cư dân 4.414 người, ảnh hưởng bởi cả hai giống người định cư Đức và Anh quốc. Ngày nay Nuriootpa là trung tâm thương mại của vùng Barossa, nơi hầu hết các cửa hàng lớn đặt trụ sở.

Lịch sử công nghiệp rượu vang Úc

Tác giả và anh Phụng tại hầm rượu
Nếu như ở Chile các giống nho đầu tiên theo chân đoàn quân thập tự chinh, xuất phát từ Tây Ban Nha, thì Công nghiệp rượu vang Úc có khởi nguồn từ năm 1788 khi Thuyền trưởng Arthur Phillip mang những nhánh nho đầu tiên vào Úc từ Châu Âu.

Chilê: Thơm mùi vang

 

Mấy năm gần đây, đất nước trải dài hơn 4.630km dọc theo bờ tây của Thái Bình Dương này đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Nam bán cầu. Bên cạnh những danh thắng thiên nhiên, những dòng vang thơm ngon sản xuất từ hơn 200 lò vang cũng góp phần đẩy tiếng thơm của du lịch Chilê lan tỏa khắp thế giới.

Con đường vang

Vườn nho Chilê

Bây giờ Aconcagua, Casablanca, Cachapoal, Colchagua, Maipo, Maule... là những địa danh không còn xa lạ với những người Việt đã yêu thích vang Chilê từ nhiều năm qua.

Vì đây là tên những vùng chuyên canh nho làm ra những dòng vang trắng, vang đỏ nổi tiếng ở đất nước có chiều dài hơn 4.630km và chiều ngang nơi hẹp nhất chỉ là 110km và là nơi sinh sống của chỉ hơn 17 triệu người. Với “vườn nho” rộng hơn 111.500 ha, năm 2009, tổng lượng vang làm ra từ những địa danh vang Chilê này đã lên đến hơn 987 triệu lít!

Thứ Tư, tháng 10 05, 2011

Mê ly đặc sản từ 'của quý' động vật

Người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường có quan niệm “ăn gì bổ đấy”. Bởi vậy, nhiều cánh mày râu rất thích những món ăn làm từ “của quý” của các loài động vật với suy nghĩ rằng những món ăn này sẽ tằng cường sinh lực. Nhưng lý do quan trọng hơn khiến “của quý” hấp dẫn là hương vị tuyệt vời của chúng.

Dưới đây là một số món chế biến từ “của quý” động vật ở Việt Nam: 

Ngẩu pín (hay ngầu pín) là một cái tên có xuất xứ Trung Quốc, có nghĩa là dương vật của con bò. Rất nổi tiếng ở Việt Nam, món ăn này có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như nướng, xào, tần... Dù theo cách nào thì chúng cũng quyến rũ thực khách với vị giòn sần sật. 

10 loài sâu bọ đặc sản ‘mê ly’ của người Việt

Một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của các quốc gia Á Đông là sự xuất hiện của những món đặc sản làm từ các loại côn trùng và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Do điều kiện tự nhiên và thói quen ăn uống khác biệt mà nền “ẩm thực côn trùng” của người Việt cũng có những nét độc đáo riêng với những món ăn đặc thù ở từng vùng miền. 

Dưới đây là một số loại côn trùng "đặc sản" của người Việt:  


Được coi là sản vật đệ nhất Nam Bộ, con đuông (loài sâu sống trong thân cây dừa, chà là) có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như nước lửa than, rán bột, cuốn lá cải... Nhưng đặc sắc nhất có lẽ là món đuông chà là tẩm nước mắm, còn gọi là “đuông lội sông”. Trong món ăn này, những con đuông béo mẫm còn sống sẽ được thả vào bát nước mắm và vùng vẫy trong đó. Thực khách sẽ gắp từng con, cho vào miệng nhai và cảm nhận hượng vị mềm, bùi, ngọt khó tả của món đặc sản này.

Thứ Hai, tháng 10 03, 2011

Lợi ích từ những thực phẩm “có hại”

Bạn có nghĩ rằng những thực phẩm được cảnh báo là “có hại” lại đem đến những lợi ích sức khỏe? Dưới đây là 4 ví dụ như thế.

 

Rượu vang đỏ

 

Việc cả tuần “dành dụm” rồi "xả láng" vào ngày cuối tuần chắc chắn là sẽ không thể tốt bằng việc thưởng cho cơ thể mỗi ngày một cốc rượu vang đỏ.

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng