Thứ Tư, tháng 7 15, 2009

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Có quán bar thì nằm sâu dưới nước hoặc được trang trí bằng các bộ xương; có quán thì nhân viên phục vụ toàn người lùn...
Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Nhân viên phục vụ của quán bar đều là người lùn.

1. Quán bar dưới nước đầu tiên trên thế giới

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Nằm sâu 6 m trong lòng Biển Đỏ, đây là quán bar đầu tiên được xây dựng dưới nước. Quán này có thể chứa được 105 khách hàng với giá từ 10 USD đến 20 USD. Thời gian mở cửa là các ngày cuối tuần và các ngày lễ từ 10h sáng hôm trước tới 1h sáng hôm sau.

2. Quán bar trang trí bằng các bộ xương

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới
Những quán bar lạ lùng nhất thế giới
Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Công trình này là sản phẩm của nhà thiết kế Hans Rudi Giger. Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng trên thế giới, trong đó có một giải Oscar.

3. Quán bar do người lùn phục vụ

Đây là quán nổi tiếng ở Manila, Philipines. Điều đặc biệt ở đây là nhân viên quán đều là những người lùn. Họ có thái độ phục vụ khách hàng rất thân thiện và nhiệt tình.

4. Quán bar làm bằng băng tuyết

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Chillout là quán đầu tiên được xây dựng bằng băng tuyết ở Trung Đông. Hầu hết mọi thứ trong nhà hàng đều được làm từ đá. Giá nước uống, găng tay len và giày không thấm ở đây tổng cộng là 17 USD.

5. Quán bar phục vụ miễn phí cho những khách hàng lăng mạ nhân viên

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Casa Pocho là quán bar đặc biệt ở Tây Ban Nha. Những khách hàng đến đây và lăng mạ nhân viên của quán sẽ được phục vụ miễng phí bia và món ăn mặn.

6. Quán bar giống bệnh viện

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Quán bar này có tên là Clinic, nằm ở Clarke Quay, Singapore. Các phòng ở đây được thiết kế theo hình viên thuốc. Các vật dụng phục vụ khách hàng đều giống trong bệnh viện.

7. Quán bar trang trí bằng các máy kéo

Quán này nằm ở Helsinki, Ba Lan. Khách hàng sẽ ngồi trên máy kéo để thưởng thức bia.

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

8. Quán bar hình quan tài

Những quán bar lạ lùng nhất thế giới

Quán bar độc nhất vô nhị này nằm ở Truskavts, Ukraine.



Thi pha chế rượu tại TPHCM

Một thí sinh biểu diễn tại cuộc thi pha chế rượu do Saigontourist tổ chức trước đây. Ảnh: Đào Loan
Những người pha chế rượu trên khắp cả nước có thể tranh tài tại hội thi Bartender Cup Saigontourist 2009, tổ chức vào ngày 8-9 tại TPHCM.

Theo thể lệ, tất cả những thí sinh là người Việt Nam đang hành nghề pha chế rượu có thể tham gia hai nội dung thi: pha chế thức uống và biểu diễn pha chế. Ngoài ra, hội thi còn có phần biểu diễn trang phục. Vòng thi chung kết sẽ diễn ra vào ngày 25-9.

Hội thi có tổng giải thưởng trị giá gần 60 triệu đồng, trong đó giải nhất ở bảng pha chế thức uống là 8 triệu đồng, giải nhất ở bảng biểu diễn pha chế là 10 triệu đồng.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký đến hết ngày 31-8 tại 23 Lê Lợi, quận 1, TPHCM (hoặc liên hệ qua điện thoại 08 38 225 887).



Thứ Hai, tháng 7 13, 2009

Công dụng của lá chè

Nói đến chè, không ai không biết. Uống chè đã là một thói quen nhất là của người già. Ngày nay, với công dụng y học ngày càng phổ biến, lá chè nhanh chóng trở thành một loại nước uống bài thuốc thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Các thành phần chính của chè: Hoạt chất chính của trà là chất chát. Hàm lượng tanin cao nhất ở búp, giảm dần ở lá non, lá già ít tanin nhất. Búp lá có 12% tanin, 4 - 5 lá non gần ngọn có 5% tanin, lá già chỉ còn 3,5% tanin. Quá trình sấy khô trà xanh làm hỏng một số hoạt chất. Ủ sấy trà đen làm giảm rất nhiều tanin.
Hoạt chất thứ hai của trà là cafein. Cũng như tanin, lượng cafein cao nhất nằm ở búp, giảm ở lá non và thấp nhất ở lá già. Búp trà có từ 1,5 - 5% cafein, cao hơn cà phê. Nước trà pha loãng hơn cà phê nên tác dụng của cafein trong cà phê quan trọng hơn trong trà. Tác dụng chính của nước chè do cafein, vì cafein kích thích thần kinh. Người ghiền chè tươi do đã quen với tính kích thích thần kinh. Người ghiền chè bị mất ngủ, nóng tính (do cafein) và gặp các tác dụng phụ như: táo bón, đầy bụng (do tanin), gầy. Với lượng vừa phải, chè tươi kích thích ăn ngon, thông tiểu, hưng phấn thần kinh.
Nhờ tanin, chè được dùng để trị hôi miệng, lở miệng, tiêu chảy, trúng thực, bôi ngoài da trị mụn nhọt lở loét...
Lá chè tươi có khá nhiều vitamin C. Trong quá trình nấu nước chè và ủ sấy, vitamin C bị phân hủy.
Các kết quả phân tích gần đây nhất cho thấy chè có các hoạt chất sau đây: catechol, tanin, cafein, theophyllin, flavonoid (kaempferol, quercetol, myricetol).
Một vài công dụng của lá chè:
Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.Nếu cảm lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.
- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.
- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.
- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.

- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.

- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.
- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.

- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.
- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.
- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.
- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.
- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.
Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da:
- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.
- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.
- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.
- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.
- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.
- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.
- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.
- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.
- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.
- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.
Ngoài ra, nước chè tươi còn có khả năng:
- Giải khát: uống nóng hạ thân nhiệt tốt hơn uống nguội. Điều này giải thích tại sao các quán chè tươi đều bán chè nóng. Uống nước nóng quá lại không tốt.
- Thông tiểu nhờ cafein, theophyllin và muối kali.
- Giải độc do tanin.
- Uống chè tươi đặc pha gừng để trị tiêu chảy.
- Ngừa bệnh tim mạch do phong tỏa gốc tự do.
Đối với người già, uống chè tươi đã là một thói quen và phong cách sống nhàn nhã, thú vị. Họ thường dậy sớm để uống chè tươi và ngẫm nghĩ chuyện đời. Nhưng đằng sau thói quen ấy, nước chè tươi đã mang lại cho họ nhiều chất bổ dưỡng.
- Uống nước nóng buổi sáng làm ấm trung tiêu, mạnh vị khí. Vị khí là khí của hậu thiên nên giúp cho doanh khí thông sướng. Tỳ vị người già vốn trì trệ suy nhược, làm ấm lên thật hợp lý.
- Bổ sung thêm nước cho người già là điều quan trọng.
- Uống nước chè giúp thông tiểu (nhờ cafein và theophyllin). Người già uống không đủ nước, ít ra mồ hôi; thông tiểu nhẹ là điều nên làm.
- Tinh thần người già bạc nhược, bi quan; cần gây hưng phấn (nhờ cafein).
- Chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa.
Cách dùng: Dùng 50g chè tươi hoặc 10g trà xanh rửa sạch pha với 1 lít nước sôi. Uống nóng cả ngày.
Khi dùng nước chè tươi cần lưu ý: Nếu có biểu hiện mất ngủ, gầy yếu, ăn không ngon…thì ngưng uống. Không nên uống chè trong các trường hợp sau đây: chè quá đặc, lúc bụng đói, trước khi ngủ. Người bị suy dinh dưỡng, bị mất ngủ, loét dạ dày và tá tràng, táo bón, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên uống chè tươi, trà xanh. Chọn lá chè tươi hoặc hơi héo, không úa vàng hay mốc. Nước nấu chè nên là nước sông, suối sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Tốt nhất là khi trời mưa lấy nước để dành, nấu pha chè. Nước pha chè tươi hoặc chè xanh không được nấu sôi nhiều lần vì sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan cần thiết cho các phản ứng oxy hóa các chất trong trà. Vì vậy đối với chè tươi và trà xanh sử dụng phương pháp hãm là tốt nhất.
Như vậy, việc uống chè tươi và trà xanh hàng ngày rất có ích cho cơ thể, giúp ta phòng và chữa bệnh, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp đẹp tươi nhan sắc, sức khỏe, sống lâu, sống có ích.

Thức uống Đà Nẵng


Thức uống ở Đà nẵng khá nhiều, nhưng trước hết, cần kể đến loại thức uống thường ngày, đơn giản, dễ dùng nhưng không kém phần bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh cao. Phổ biến nhất là nước chè và một số loại lá cây được hái về để tươi hoặc phơi khô và nấu uống. Không tinh tế, không cầu kì phức tạp nhưng người Đà Nẵng luôn cảm thấy thỏa thích khi một hơi uống cạn một bát hoặc một gáo nước chè để đã cơn khát.

Để nấu nước chè người ta dùng loại chè lá phơi khô (chè đen) hoặc chè công, chè Huế, chè Biển Hồ (được làm từ lá, thân hoặc cọng chè, phơi khô, bỏ vào từng bao lớn). Người ta nấu chè trong nồi đồng, ấm đất hoặc ấm nhôm. Khi uống, rót chè hoặc dùng gáo dừa có cán để múc ra bát. Bát uống chè là loại bát tròn, lớn, bằng đất nung, tráng men thô. Ngày nay, đồ sứ có mặt nhan nhản khắp nơi, nhưng các hàng nước chè vẫn giữ nguyên những chiếc bát thô vẽ ngoằn ngoèo vài nét men xanh đơn giản.
1. Chè đậu ván
Đậu ván trắng còn gọi là bạch biển đậu, biển đậu, bạch đậu. Thành phần dinh dưỡng của đậu ván trắng gồm có: khoảng 22,70% chất protein, 1,8% chất béo, 57% carbohydrat; 0,046% calci; 0,052% phospho; 0,001 % chất sắt; ngoài ra còn có men tyrosinase, vitamin A, B2, C, acide cyanhydric.
Đậu ván có công dụng điều can, hòa vị, thanh thấp, khử thử chỉ khát, chỉ tả. Do đó đậu ván còn được sử dụng trong điều trị cao huyết áp, giúp tiêu hóa tốt, ngừa trúng nắng, giải khát.
Người ta mua vỏ đậu ván ở các quán chè về phơi khô, cho vào chảo rang vàng rồi đem nấu thành nước uống. Loại nước này có một mùi thơm khó tả, phải chính tay bưng bát nước thưởng thức mới cảm hết được cái hương vị hấp dẫn của nó. Uống chè này không cần ly tách sang trọng mà chỉ dùng chiếc bát sành hoặc chiếc gáo dừa khô mới thấy ngon.
2. Nước chè tươi
Lá chè có nhiều Vitamin, Acid amin, muối khoáng, là một thức uống bổ dưỡng, giúp sự hấp thụ và trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn, ngăn ngừa nhiều bệnh. Cafein và theophylin trong lá chè tươi có tác dụng kích thích thần kinh, tim và hô hấp, tăng cường sức làm việc của não. Ngoài ra còn giúp tiêu hóa tốt, lợi tiểu. Chè tươi còn có tác dụng giảm khối u trong bệnh ung thư, ổn định huyết áp, giảm béo phì, chống huyết khối và ngừa các tia phóng xạ.
Cách chế biến nước chè ở Đà nẵng rất đơn giản. Chè mua về, rửa sạch, cho vào cối giã nát, sau đó ủ khoảng một ngày cho chè chín (chè tươm nước, chuyển màu do hơi nóng toát ra). Cho vào nồi hoặc ấm nấu thật kỹ. Bỏ thêm vào nồi một củ gừng giã dập cho thơm.
3. Nước lá Lao
Nước được nấu từ một số loại lá sẵn có ở Cù Lao Chàm như lá ngấy, bồ đề, bình lời, é rừng, dây lăng, gừng núi... Lá bẻ về, phơi khô, chặt nhỏ và trộn lẫn. Đối với người không quen, nước lá Lao có vị chát, vừa có mùi của thuốc bắc, thuốc nam, vừa có mùi ngai ngái của một số lá cây rừng nhưng dùng lâu sẽ nghiện. Một số người địa phương đã dùng lá Lao nấu uống thay chè. Nước lá Lao uống rất tốt, vừa kích thích tiêu hóa, vừa có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể, chắc bụng, vì vậy các sản phụ thường chuẩn bị một bao lớn lá Lao để dùng sau khi sinh. Cùng với các loại trái như sim, dâu, trâm, ươi, loại tro củi dùng để chế biến cao lâu, loại cây già, cây chàm để nhuộm lưới, Cù Lao Chàm còn mang đến cho Hội An một loại nước uống khá độc đáo, hiếm có là nước lá Lao.
4. Nước mồng 5
Trước tết Đoan Ngọ (5-5 Âm lịch), tại chợ Hội An bày bán nhiều loại lá cây, khô có tươi có, hầu hết là những loại cây thuốc có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Đó là lá mã đề, râu bắp, gương sen, mơ, cỏ ống có tác dụng lợi tiểu, bổ thận, giải nhiệt; lá sả, bạc hà, é, tía tô, tần, gừng để tăng sức đề kháng, chống các bệnh thời tiết, cảm ho; lá dỏ dẻ, chành nành để kích thích tiêu hóa; lá ổi để chắc bụng; lá ngủ ngày, bổ đường, tim sen, vông (dông) để an thần... Tất cả được phơi khô để đúng ngọ ngày mồng 5 dồn chung lại thành một đống giữa sân. Dùng dao chặt nhỏ, trộn đều rồi bỏ vào bao, cất ở nơi khô ráo. Người dân tin rằng uống nước lá này sẽ trừ được một số bệnh tật, nhất là các bệnh do thời tiết. Nhìn vào danh mục lá mồng 5 chúng ta thấy niềm tin này được xác lập có cơ sở vững chắc từ đặc tính y dược của cây cỏ mọc chung quanh nhà, ở ngoài vườn, trong các bụi rào giậu. Tục hái lá thuốc mồng 5 như một lời nhắc nhở để mọi người lưu ý hái một ít lá cây - vị thuốc có sẵn để dùng khi cần thiết. Người dân còn tin rằng vào trưa mồng 5 chỉ cần ra ngoài vườn bẻ một vài loại lá cây đem phơi khô nấu uống cũng có thể chữa được bệnh.

Do tác dụng chữa bệnh nên lá mồng 5 được sử dụng khi thời tiết nóng nực, dịch bệnh lây lan, hoặc gia đình có người đau ốm, đặc biệt là mệt mỏi, suy nhược nhưng chưa đến mức phải dùng thuốc. Nhiều gia đình chuẩn bị lá mồng 5 để nấu uống suốt năm.

Văn hóa uống: trà, rượu, cà phê


Có ý kiến cho rằng người Việt chưa phát triển về uống hay chưa quan tâm uống nhiều hơn ăn. Trong khi thật sự điều kiện tự nhiên của Việt Nam, cái nôi của thảo mộc quý giá cũng như có nhiều vùng miền rất thích hợp trồng các loại trà, cà phê ngon.
Ông Vũ Văn Diễn, giám đốc quản trị chất lượng an toàn thực phẩm của công ty Starbucks (Mỹ), cộng tác viên của Viện nghiên cứu ẩm thực Việt Nam nói: Việt Nam đi sau người ta về trà, cà phê và rượu, song lại là nơi trồng loại trà, cà phê, các thảo dược qúy, ngon. Nếu phát triển loại trà về thảo dược, tốt cho sức khỏe, đó là thế mạnh.
Còn cà phê có thể trồng loại cà phê ngon thì phải làm sao nâng chất lượng sản phẩm cà phê nguyên chất, chất lượng cao để xuất khẩu, hơn là xuất khẩu cà phê thô như hiện nay. Hoặc tạo điều kiện thuận lợi xây dựng các nhà máy của các công ty nước ngoài để có sản phẩm xuất khẩu với giá cả có lợi hơn nhiều.
Việt Nam có loại trà hương vị tự nhiên rất ngon, thơm như: nước nụ vối, trà mạn Hà Giang được ướp với hương vị tự nhiên như hoa sen, hoa sói, hoa lài, trà hạt hoa cúc đều là những sản phẩm trà tốt của Việt Nam.
Hiện nay bắt đầu xuất hiện những quán trà Việt thay quán rượu, cà phê (ôm) là dấu hiệu lành mạnh của giới trẻ. Song cần phải nghiên cứu từ thiết kế, trang trí đến các loại trà mang đậm nét trà Việt thay vì mang tính Nhật Bản như hiện nay.
Trà Việt Nam lấy tự nhiên làm gốc nên từ khung cảnh thiên nhiên đến trà có hương vị tự nhiên như: trà tươi, trà vối, trà mạn, trà sen… nhiều quán cà phê được trang trí đẹp, nên thơ, có cả những món ăn ngon, bắt đầu xây dựng thương hiệu nổi tiếng như: Trung Nguyên, Highland…

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng