Các đồ uống giải nhiệt của Việt Nam rất đa dạng từ các loại hoa quả như cam, xoài, dứa, dưa hấu… đến các loại chè (chè đậu đen, chè đậu xanh, chè thập cẩm...). Dưới bàn tay sáng tạo của người chế biến, đồ uống giải nhiệt thưởng thức rất hấp dẫn.
Có thể kể ra đến 50 các loại đồ uống từ quả, mỗi loại quả có công dụng và cách thưởng thức khác nhau. Ví dụ như nước cam thích hợp với những người gầy, yếu. Nước dứa là người bạn tốt của những ai bị bệnh đường tiêu hóa, giúp mau lành những vết thương nhỏ. Nước xoài có tác dụng rất tốt làm trì hoãn tiến trình lão hóa. Các loại nước hoa quả không chỉ đẹp về màu sắc, giàu chất dinh dưỡng mà còn được trình bày hấp dẫn.
Bên cạnh nước uống hoa quả, các loại chè phổ biến của Việt Nam cũng là những đồ uống giải nhiệt tốt cho sức khoẻ như chè đậu đen, đậu xanh, chè thạch… Có những loại chè chế biến cầu kỳ như chè hạt sen, chè hạt lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau... Một số chè bình dân như chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè thập cẩm…
Xin giới thiệu hai loại đồ uống giải nhiệt phổ biến là nước xoài ép và chè cốm.
Nước xoài ép:
Nguyên liệu:
- Xoài chín: 2 quả
- Sữa tươi: 100 ml
- Chanh: ¼ quả
- Mật ong
Cách làm:
Xoài gọt vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho sữa, xoài vào máy xay nhuyễn. Sau đó cho thêm mật ong và nước chanh vào hỗn hợp trên. Rót ra ly và thưởng thức.
Chè cốm:
Nguyên liệu:
- Cốm: 500gr.
- Bột sắn dây: 3 muỗng súp (hoặc bột năng, bột bắp)
Cách làm:
Xả nhanh cốm qua một lần nước sạch, để ráo. Hòa tan bột sắn dây với ¼ lít nước lọc, để riêng. Nấu 1 lít nước với 400 gr đường cát trắng hoặc 150 gr đường phèn, trong khi nước đang sôi cho từ từ bột đã hòa nước vào, khuấy đều tay, thấy nước đường hơi sánh lại là ngưng. Tắt bếp, để nước đường hơi nguội, vừa rắc cốm vào vừa đảo đều, tùy thích lượng cốm ít nhiều trong nước đường. Nếu thích ăn cốm nở mềm thì cho cốm vào khi nước đường còn nóng. Chè cốm với nước đường thường dùng nguội. Tùy ý thích chè ngọt ít hay nhiều mà thêm bớt đường. Nếu có điều kiện, thả một vài cánh hoa bưởi vào nước đường đang sôi cho có vị thơm.
Thứ Bảy, tháng 7 04, 2009
Rượu có thể chữa bệnh?
Những nghiên cứu về tác hại và lợi ích từ các chất cồn khá rõ ràng - uống quá nhiều, uống thường xuyên sẽ nhân thêm những tác hại đối với sức khỏe nhưng còn ích lợi từ nó. Rượu có thực sự là một loại thuốc chữa bệnh?
1. Nếu bị cảm lạnh, rượu sẽ làm ấm người?
Đó là những gì mà St Bernard đã viện cứu khi bị nạn trên dãy Alps. Chút rượu brandy buộc ở cổ chú chó đi cùng đã giúp ông sống sót cho tới khi đội cứu nạn ứng cứu. Đó là một huyền thoại có thực? Rượu thực sự có tác dụng gia nhiệt? Các nhà khoa học đã làm thử nghiệm trong một kho lạnh với tình nguyện viên là anh Chris Pappas. Trước khi vào kho lạnh, thân nhiệt của Chris là 36,6 độ C. Sau khi vào kho lạnh 20 phút, thân nhiệt của anh giảm đi 1 độ. Lúc này Chris được phép uống 1 cốc brand nhỏ. Tuy nhiên, cứ mỗi 10 phút đo lại thân nhiệt, cơ thể Chris vẫn nguyên 35,6 độ. Như vậy, hoàn toàn không có sự tăng thân nhiệt nhờ uống rượu như mọi người vẫn nghĩ.
BS Yvonne Benomo, chuyên gia y tế Bệnh viện St. Vincent (Melbourne, Australia) giải thích: “Khi bạn uống một chút rượu, chất cồn sẽ đi thẳng vào máu và làm giãn nở các mạch máu ở bề mặt da và làm bề mặt da ửng đỏ. Bạn cảm thấy như đang nóng lên nhưng thực chất cơ thể bạn đang bị thất thoát nhiệt lượng qua da. Vì vậy, thực chất thân nhiệt bạn đang giảm trong khi bạn cảm thấy cơ thể mình ấm hơn”.
Vậy khi bị lạnh chúng ta phải làm gì? BS Benomo khuyên hãy cố gắng thoát khỏi nó càng nhanh càng tốt, bằng bất cứ cách nào có thể. Trong trường hợp xấu nhất bạn chỉ nên uống một hớp rượu nhỏ vì càng uống, thân nhiệt cơ thể sẽ chỉ càng xuống thấp mà thôi!
2. Rượu pha chế giúp ngủ ngon?
“Đó chỉ là một đồ uống nhẹ và tôi đã uống nó suốt 30 năm qua. Nhờ nó đêm nào tôi cũng ngủ ngon”, cụ ông 82 tuổi Albert Wallace chia sẻ. Cụ Albert bật mí công thức pha chế: rượu whiskey (một lượng khoảng 2 đốt ngón tay), nước sôi và đường nâu được trộn đều. Một bí quyết nho nhỏ nữa là không uống cạn mà nhấm nháp từng ngụm nhỏ.
"Rượu thực sự có tác dụng an thần nên khi uống vào, chúng ta nhanh chóng cảm nhận được sự thư giãn và bớt đi những lo lắng”, BS Benomo cho biết.
Ông Albert cũng tin tưởng rằng khi bị cảm lạnh, thứ đồ uống hỗn hợp này cũng rất hiệu quả.
“Nói chung thì rượu không chữa được cảm lạnh. Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy nếu uống rượu vừa phải thì sẽ ít bị cảm lạnh nhưng nếu bạn đã bị cảm lạnh, uống rượu sẽ không có bất cứ tác dụng nào, chỉ có bản thân bạn mới chống lại được chứng bệnh này”, BS Benomo khẳng định.
3. Diệt khuẩn vết thương?
Chủ trang trại súc người Mỹ, anh Bram Schaffer đã bị bắn trọng thương bởi một người thợ săn. Rất may mắn là trong đoàn đi săn có một bác sĩ và vị bác sĩ này đã dùng rượu rửa sạch vết thương của anh và mọi người tin rằng điều này đã giành lại sự sống cho Schaffer.
“Trong phẫu thuật, chúng tôi dùng cồn cùng với một số chất khác để khử trùng khu vực mổ. Các chất này sẽ phá các tế bào trong cơ thể vi khuẩn và tiêu diệt chúng, nó thực sự có tác dụng khử trùng vết thương. Tuy nhiên, nồng độ rượu ít nhất phải là 70 và phải là loại rượu không màu, mùi lạ. Vì vậy, nếu bạn dùng bia, rượu nhẹ… thì tác dụng vô trùng vết thương sẽ bị hạn chế, thậm chí không đủ sức để diệt khuẩn”, BS Benomo cho biết.
1. Nếu bị cảm lạnh, rượu sẽ làm ấm người?
Đó là những gì mà St Bernard đã viện cứu khi bị nạn trên dãy Alps. Chút rượu brandy buộc ở cổ chú chó đi cùng đã giúp ông sống sót cho tới khi đội cứu nạn ứng cứu. Đó là một huyền thoại có thực? Rượu thực sự có tác dụng gia nhiệt? Các nhà khoa học đã làm thử nghiệm trong một kho lạnh với tình nguyện viên là anh Chris Pappas. Trước khi vào kho lạnh, thân nhiệt của Chris là 36,6 độ C. Sau khi vào kho lạnh 20 phút, thân nhiệt của anh giảm đi 1 độ. Lúc này Chris được phép uống 1 cốc brand nhỏ. Tuy nhiên, cứ mỗi 10 phút đo lại thân nhiệt, cơ thể Chris vẫn nguyên 35,6 độ. Như vậy, hoàn toàn không có sự tăng thân nhiệt nhờ uống rượu như mọi người vẫn nghĩ.
BS Yvonne Benomo, chuyên gia y tế Bệnh viện St. Vincent (Melbourne, Australia) giải thích: “Khi bạn uống một chút rượu, chất cồn sẽ đi thẳng vào máu và làm giãn nở các mạch máu ở bề mặt da và làm bề mặt da ửng đỏ. Bạn cảm thấy như đang nóng lên nhưng thực chất cơ thể bạn đang bị thất thoát nhiệt lượng qua da. Vì vậy, thực chất thân nhiệt bạn đang giảm trong khi bạn cảm thấy cơ thể mình ấm hơn”.
Vậy khi bị lạnh chúng ta phải làm gì? BS Benomo khuyên hãy cố gắng thoát khỏi nó càng nhanh càng tốt, bằng bất cứ cách nào có thể. Trong trường hợp xấu nhất bạn chỉ nên uống một hớp rượu nhỏ vì càng uống, thân nhiệt cơ thể sẽ chỉ càng xuống thấp mà thôi!
2. Rượu pha chế giúp ngủ ngon?
“Đó chỉ là một đồ uống nhẹ và tôi đã uống nó suốt 30 năm qua. Nhờ nó đêm nào tôi cũng ngủ ngon”, cụ ông 82 tuổi Albert Wallace chia sẻ. Cụ Albert bật mí công thức pha chế: rượu whiskey (một lượng khoảng 2 đốt ngón tay), nước sôi và đường nâu được trộn đều. Một bí quyết nho nhỏ nữa là không uống cạn mà nhấm nháp từng ngụm nhỏ.
"Rượu thực sự có tác dụng an thần nên khi uống vào, chúng ta nhanh chóng cảm nhận được sự thư giãn và bớt đi những lo lắng”, BS Benomo cho biết.
Ông Albert cũng tin tưởng rằng khi bị cảm lạnh, thứ đồ uống hỗn hợp này cũng rất hiệu quả.
“Nói chung thì rượu không chữa được cảm lạnh. Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy nếu uống rượu vừa phải thì sẽ ít bị cảm lạnh nhưng nếu bạn đã bị cảm lạnh, uống rượu sẽ không có bất cứ tác dụng nào, chỉ có bản thân bạn mới chống lại được chứng bệnh này”, BS Benomo khẳng định.
3. Diệt khuẩn vết thương?
Chủ trang trại súc người Mỹ, anh Bram Schaffer đã bị bắn trọng thương bởi một người thợ săn. Rất may mắn là trong đoàn đi săn có một bác sĩ và vị bác sĩ này đã dùng rượu rửa sạch vết thương của anh và mọi người tin rằng điều này đã giành lại sự sống cho Schaffer.
“Trong phẫu thuật, chúng tôi dùng cồn cùng với một số chất khác để khử trùng khu vực mổ. Các chất này sẽ phá các tế bào trong cơ thể vi khuẩn và tiêu diệt chúng, nó thực sự có tác dụng khử trùng vết thương. Tuy nhiên, nồng độ rượu ít nhất phải là 70 và phải là loại rượu không màu, mùi lạ. Vì vậy, nếu bạn dùng bia, rượu nhẹ… thì tác dụng vô trùng vết thương sẽ bị hạn chế, thậm chí không đủ sức để diệt khuẩn”, BS Benomo cho biết.
Thứ Năm, tháng 7 02, 2009
Chọn bia tươi ngon.
Mùa hè nóng nực, cốc bia tươi mát lạnh trở thành niềm thích thú của không ít người. Và chỉ cần bỏ ra ít phút để đọc vài hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ trở thành người sành bia tươi, để luôn chọn được cửa hàng bia ngon nhất.
Theo các chuyên gia, bạn có thể phân biệt bia có chất lượng tốt với bia kém chất lượng theo những cách sau:
- Trước tiên, bia tươi có màu vàng óng là bia ngon, trái ngược với loại bia kém chất lượng thì nước bia đục, chứng tỏ công nghệ lên men và sản xuất chưa tốt.
- Khi rót ra cốc nếu là bia ngon thì lập tức sẽ có bọt lăn tăn chạy lên, bọt đó chạy lên cao thì tan rất chậm, có thể nổi trên mặt từ 4 đến 5 phút, khi bọt ở ngoài đã tan mà bên thành cốc vẫn thấy bọt bám vào.
- Bia nhiều bọt nhưng chưa chắc đã phải là bia ngon, nếu bọt đó chóng tan.
- Nếu uống bia trong cốc rồi mà bọt vẫn bám vào cốc thì chất lượng bia đó là tốt. Ngược lại, nếu bọt to, chóng tan, không dính vào thành cốc thì bia ấy chất lượng kém.
- Riêng với bia tươi, nếu rót vào cốc mà cốc bẩn, hãy còn váng mỡ thì khi rót vào sẽ hoàn toàn không có bọt.
- Cốc uống bia tươi phải được rửa sạch và đặt trong ngăn lạnh cho tới khi sử dụng thì mới có thể giữ nguyên được vị ngon và màu sắc cũng như bọt bia.
Theo các chuyên gia, bạn có thể phân biệt bia có chất lượng tốt với bia kém chất lượng theo những cách sau:
- Trước tiên, bia tươi có màu vàng óng là bia ngon, trái ngược với loại bia kém chất lượng thì nước bia đục, chứng tỏ công nghệ lên men và sản xuất chưa tốt.
- Khi rót ra cốc nếu là bia ngon thì lập tức sẽ có bọt lăn tăn chạy lên, bọt đó chạy lên cao thì tan rất chậm, có thể nổi trên mặt từ 4 đến 5 phút, khi bọt ở ngoài đã tan mà bên thành cốc vẫn thấy bọt bám vào.
- Bia nhiều bọt nhưng chưa chắc đã phải là bia ngon, nếu bọt đó chóng tan.
- Nếu uống bia trong cốc rồi mà bọt vẫn bám vào cốc thì chất lượng bia đó là tốt. Ngược lại, nếu bọt to, chóng tan, không dính vào thành cốc thì bia ấy chất lượng kém.
- Riêng với bia tươi, nếu rót vào cốc mà cốc bẩn, hãy còn váng mỡ thì khi rót vào sẽ hoàn toàn không có bọt.
- Cốc uống bia tươi phải được rửa sạch và đặt trong ngăn lạnh cho tới khi sử dụng thì mới có thể giữ nguyên được vị ngon và màu sắc cũng như bọt bia.
Thứ Tư, tháng 7 01, 2009
Cocktail Trái Cây
Nguyên liệu: - Một quả dưa hấu tròn, to.
- Hoa quả hỗn hợp như nho, lê, táo, thơm (dứa) kiwi...
- 600g đường trắng.
- Một quả chanh, một ít rượu rhum.
Thực hiện:
Tạo hình dưa để đựng coktail: Dùng loại dưa bầu, trái dài, ngọt. Chọn một đầu trái dưa, lấy một khoảng dài chừng 10-12 cm. Dùng móng tay hay đầu tăm vẽ một vòng tròn đều quanh thân dưa, dùng cây tỉa kim loại hình bán nguyệt xắn sâu vào thân dưa, xuyên đứt vỏ dưa theo đường tròn đã đánh dấu, mũi tỉa phải liền lạc với nhau cho đẹp mắt. Bẻ dưa làm hai theo đường đã xắn, lấy phần đã chọn, khoét lấy nạc dưa, giữ lại khúc dưa đã tạo hình.
- Lấy phần dưa còn lại, chọn đoạn thích hợp, cắt một khoanh dày khoảng 3cm. Khoét bỏ ruột, khoanh dưa này dùng làm đế cho khúc dưa đã tạo hình.
Làm nước dưa hấu:
Tùy thích làm lấy nạc dưa xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lược bỏ hột. Làm riêng một ít dưa hấu cắt miếng nhỏ.
Làm hỗn hợp trái cây: Tùy ý chọn vài loại hay tất cả loại trái cây:
Nho tươi lột vỏ chẻ hái, tách bỏ hột.
Lê, pomme... gọt vỏ cắt miếng vuông 1 cm, vừa cắt vừa thả ngâm trong thau nước lọc có vắt ít chanh cho trắng.
Dứa chín, thanh long, mít chín, trái kiwi... lột vỏ cắt miếng vuông 1cm.
Trái sơ ri (sherry) chín, ngắt bỏ cuống rửa sạch.
Cam vàng, tách múi, lột bỏ vỏ lụa, bẻ tép cam thành miếng nhỏ.
Nhãn, vải tươi lột vỏ, bỏ hột, cắt hai.
Nấu nước đường, phân lượng:
1 lít nước/600g đường cát trắng, nấu vừa tan đường, lược lại qua rây, để nguội. Cho nước đường vào hỗn hợp trái cây, nước đường phải ngập mặt trái cây.
Để trái cây ngâm nước đường qua một giờ cho trái cây thấm nước đường, khuấy nhẹ cho nước tiết từ trái cây ra tan đều, vừa khuấy vừa vắt chanh vào từ từ cho hỗn hợp có thêm vị chua nhẹ, cuối cùng cho rượu rhum vào - với phân lượng trung bình một lít nước đường 50cc rượu. Cho cocktail thơm nhẹ mùi rượu là được. Hỗn hợp trái cây ngâm nước đường có thể làm nhiều, bảo quản trong tủ lạnh. Từ khâu này, đã có thể dùng trái cây với nước đá bào.
Trình bày:
Đặt khúc dưa lên đế, múc hỗn hợp trái cây vào tùy ít nhiều, châm nước dưa hấu và dưa hấu miếng vào cho đầy. Ướp lạnh trước khi ăn.
- Hoa quả hỗn hợp như nho, lê, táo, thơm (dứa) kiwi...
- 600g đường trắng.
- Một quả chanh, một ít rượu rhum.
Thực hiện:
Tạo hình dưa để đựng coktail: Dùng loại dưa bầu, trái dài, ngọt. Chọn một đầu trái dưa, lấy một khoảng dài chừng 10-12 cm. Dùng móng tay hay đầu tăm vẽ một vòng tròn đều quanh thân dưa, dùng cây tỉa kim loại hình bán nguyệt xắn sâu vào thân dưa, xuyên đứt vỏ dưa theo đường tròn đã đánh dấu, mũi tỉa phải liền lạc với nhau cho đẹp mắt. Bẻ dưa làm hai theo đường đã xắn, lấy phần đã chọn, khoét lấy nạc dưa, giữ lại khúc dưa đã tạo hình.
- Lấy phần dưa còn lại, chọn đoạn thích hợp, cắt một khoanh dày khoảng 3cm. Khoét bỏ ruột, khoanh dưa này dùng làm đế cho khúc dưa đã tạo hình.
Làm nước dưa hấu:
Tùy thích làm lấy nạc dưa xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lược bỏ hột. Làm riêng một ít dưa hấu cắt miếng nhỏ.
Làm hỗn hợp trái cây: Tùy ý chọn vài loại hay tất cả loại trái cây:
Nho tươi lột vỏ chẻ hái, tách bỏ hột.
Lê, pomme... gọt vỏ cắt miếng vuông 1 cm, vừa cắt vừa thả ngâm trong thau nước lọc có vắt ít chanh cho trắng.
Dứa chín, thanh long, mít chín, trái kiwi... lột vỏ cắt miếng vuông 1cm.
Trái sơ ri (sherry) chín, ngắt bỏ cuống rửa sạch.
Cam vàng, tách múi, lột bỏ vỏ lụa, bẻ tép cam thành miếng nhỏ.
Nhãn, vải tươi lột vỏ, bỏ hột, cắt hai.
Nấu nước đường, phân lượng:
1 lít nước/600g đường cát trắng, nấu vừa tan đường, lược lại qua rây, để nguội. Cho nước đường vào hỗn hợp trái cây, nước đường phải ngập mặt trái cây.
Để trái cây ngâm nước đường qua một giờ cho trái cây thấm nước đường, khuấy nhẹ cho nước tiết từ trái cây ra tan đều, vừa khuấy vừa vắt chanh vào từ từ cho hỗn hợp có thêm vị chua nhẹ, cuối cùng cho rượu rhum vào - với phân lượng trung bình một lít nước đường 50cc rượu. Cho cocktail thơm nhẹ mùi rượu là được. Hỗn hợp trái cây ngâm nước đường có thể làm nhiều, bảo quản trong tủ lạnh. Từ khâu này, đã có thể dùng trái cây với nước đá bào.
Trình bày:
Đặt khúc dưa lên đế, múc hỗn hợp trái cây vào tùy ít nhiều, châm nước dưa hấu và dưa hấu miếng vào cho đầy. Ướp lạnh trước khi ăn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
NHẬN XÉT CỦA BẠN :
Bài đăng
-
1. Cocktail – Nét Văn hoá đa quốc gia Khi ban hành luật cấm rượu được ban hành ở Mỹ, chắc những nhà làm luật chẳng ngờ rằng họ đã tạo đi...
-
Thời xưa, loại mỹ tửu này chỉ dành riêng cho vua chúa thưởng thức, trước hết vì chất lượng hảo hạng và sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu...
-
Nếu bạn là một tín đồ của các đồ uống có hương vị cà phê, những loại cocktail sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn không thể từ chối. Black Russia...
-
Chai bia ”nặng” nhất thế giới Một nhà máy bia ở Scotland, Vương quốc Anh đã cho ra đời chai bia có nồng độ cồn cao nhất thế giới, lên tớ...
-
Ai một lần tới thăm Tây Giang (Quảng Nam) mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. Nhưng thú vị hơn là c...
-
Cocktails - ảnh rafters-milwaukee.com Betsy, cô gái phục vụ rượu trong một quán rượu ở Hall’s Corners, Newyork, chuyên phục vụ loại rượu ...
-
Rượu ngon hay dở, không phải ở chính nó, mà là do bạn có tâm tình gì lúc uống. Một người ôm nổi thống khổ, dù rượu ngon bậc nhất thiên hạ, u...
-
Hơn bốn năm trước, Trần Ngọc Lâm – bartender làm việc tại Wine Bar, tầng 23 khách sạn Sheraton Saigon (ảnh trên), không nghĩ rằng cuộc đời...
-
Lịch sử về rượu và văn hoá uống trên thế giới của Tiến sĩ David J. Hanson Rượu là một sản phẩm đã mang lại nhiều tính năng cho loài người...