Thứ Ba, tháng 1 18, 2011
Kinh doanh trên bàn nhậu
Kinh doanh và nhậu nhẹt
Không ai làm việc kinh doanh mà lại không biết đến từ “nhậu”, bắt nguồn từ việc gặp gỡ trên bàn ăn để tìm kiếm các cơ hội giao thương, “nhậu” đã biến tướng thành “nhẹt”, để hễ ai kinh doanh khi nhắc đến việc làm thế nào để xây dựng quan hệ với đối tác nhanh chóng nhất thì đều khẳng định không có cách nào khác là phải nhậu nhẹt.
Đã có nhiều người đổ lỗi cho không gian văn phòng khô cứng và chật hẹp , thời bây giờ là mọi việc đều có thể tiến triển trên bàn bia , quán rượu chứ không cần phải chào hàng, giới thiệu hay quảng cáo nữa ,nhậu là phương thuốc cũ mà lại mới, ai ai cũng phải dùng, không lúc này thì là lúc nọ. Chẳng vì thế mà đã có bài viết nhận định rằng “Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội”. Việt Nam mặc dù không phải là nước sản xuất bia hay rượu hàng đầu thế giới, nhưng xét về số lượng quán xá phục vụ cho nhu cầu nhậu của các doanh nhân thì không thể kể xiết, một phần của việc mọc ra như nấm ấy là vì người ta có thể “bàn chuyện kinh doanh , quan hệ đối tác chiến lược” trong khi đang nhậu.
Từ các thành phố lớn đến nhỏ, việc kinh doanh thường ngày nghiễm nhiên là không thể thiếu được cốc bia chén rượu, người miền Bắc hay nhậu ban ngày, miền Trung và Nam thì thời gian nhậu còn kéo dài sang cả sáng hôm sau. Hàng ngàn hợp đồng có giá trị đã được kí kết trong không gian đầy men bia rượu và nét chữ kí của những khối óc còn đang chuyếnh choáng. Cũng có lúc , nhiều người tự hỏi về cái gọi là kinh doanh trên bàn nhậu có phải là phát minh của đời sống kinh doanh không, nó đang hiện hữu hàng ngày và phải chăng vì nó hợp lý, nên nó mới tồn tại.
Hậu quả của nhậu
Chè chén chưa phải là hình thức cuối cùng của kinh doanh trên bàn nhậu, từ nhậu bây giờ đã có sự thay đổi rất nhiều , doanh nhân giờ không chỉ gặp nhau trong hàng bia quán rượu, họ còn có thể bàn chuyện kinh doanh trên sàn nhảy, trong các quán karaoke sang trọng, và nhiều địa điểm khác mà ngoài phần “tửu” ra thì “sắc” cũng không kém phần hấp dẫn. Tác hại của nhậu thì có thể dành cả ngày cũng không hết, từ việc nhậu mà lâu ngày bụng to, xơ gan hay ung thư cũng chẳng phải là hiếm. Ti vi, đài báo nói rất nhiều ấy nhưng mà kinh doanh và nhậu vẫn cứ phải là đôi bạn thân thiết, có thể các doanh nhân có suy nghĩ hiện đại hơn thì tìm đến các phương thức khác như đánh golf, tennis nhưng kinh doanh trên bàn nhậu vẫn được coi là phương thức phổ biến. Điều lạ lùng là dù biết là không tốt và tốn kém nhưng người ta vẫn cứ “phải nhậu thì mới làm ăn được”, vậy thì nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Lý giải về kinh doanh trên bàn nhậu
Đã có ý kiến cho rằng “Kinh doanh là khởi nguồn của văn minh, vì nhậu thúc đẩy làm ăn kinh doanh nên nó cũng thúc đẩy văn minh của xã hội, vì thế nên nó tồn tại là hợp lý”. Liệu đây có phải là một lý giải đúng đắn, nếu như vậy thì nhậu quả thực là khai sáng nhiều cho xã hội con người quá!? Nếu như thế thì tại sao những người hứng chịu hậu quả của nhậu nhẹt lại cho rằng nó đang là tệ nạn của xã hội, cần phải có một lý giải hợp lý hơn về vấn đề này.
Chúng ta lại phải nhìn nhận lại mục đích đầu của việc nhậu, vậy nhậu là để phục vụ cho điều gì cho kinh doanh? Xin thưa câu trả lời chính là :”Xây dựng quan hệ kinh doanh”. Văn hóa kinh doanh của người Việt rất coi trọng quan hệ cá nhân trong kinh doanh, coi đó như phương thuốc vàng đề chữa bách bệnh khi có vấn đề vướng mắc gì đó, những người được mời đi nhậu thì phần lớn là các đối tác mà chủ doanh nghiệp hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Các quan hệ này được móc nối rất chằng chịt và được phủ lớp vỏ bọc bên ngoài là hợp tác, đối tác chiến lược nhưng thực ra chỉ là vì tìm kiếm lợi ích của cá nhân, thông qua các mối quan hệ. Chính vì người ta tìm được lợi ích kinh tế, và nhậu lại là phương thức hữu hiệu để xây dựng các mối quan hệ đó,”người say thì cũng hay nói thật” nên người ta phải tăng cường nhậu để việc kinh doanh qua các mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn.
Lý giải chưa phải đã hết vấn đề
Nhận định về một vấn đề chưa phải là có thể giải quyết ngay được, nhất là một vấn đề liên quan đến rất nhiều người trong xã hội như việc kinh doanh trên bàn nhậu, chúng ta không thể một sớm chiều mà dỡ bỏ nếp nghĩ về quan hệ cá nhân trong kinh doanh. Vô vàn bài báo cũng đề cập tới một biện pháp giải quyết là “sự cân bằng giữa kinh doanh và nhậu nhẹt “ nhưng dường như để giữ được sự cân bằng ấy là cả một vấn đề nan giải, câu trả lời chắc chắn sẽ còn bắt chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn …..
Nhậu nhẹt ba miền
Dân viết lách thường hay tụ bạ nhậu nhẹt, phần vì ham vui, rời khỏi bàn làm việc, sau khi một mình chống chọi với “pháp trường trắng”, đa phần đều vì muốn tìm kiếm bạn bè giải stress; phần vì nhu cầu tìm kiếm thông tin, nhặt nhạnh tư liệu sống quanh bàn nhậu. Đôi khi nghe lỏm được nhiều ý tưởng cực hay, nhiều đề tài hấp dẫn bạn bè nói ra. Bây giờ nhậu nhẹt ba miến na ná nhau, ngày xưa khác nhau lắm. Sài Gòn sôi động, đời sống chảy xiết, dân nhậu Sài Gòn, là nói cánh viết lách, sáng dậy sớm hẹn nhau đi ăn sáng cà phê nói chuyện công việc, rồi cắm cổ làm việc cho đến chiều tối xong việc mới nhậu nhét tới số, có khi kéo dài tới khuya.
Nhâu nhẹt ra nhậu nhẹt, mọi người quẳng hết việc, hát hò chọc quê chơi vui, đúng là dân nhâu chuyên nghiệp. Anh nào gọi đi nhậu anh đó trả tiền, luật bất thành văn từ xưa đến nay. Không như dân Bắc cứ gọi nhau đi, nhậu xong ai có tiền thi trả, thành thử đến giờ thanh toán cứ nhìn nhau nói cười nhàn nhạt, nhiều anh cứ đúng giờ đó thì nhìn đồng hồ đứng dậy, nói mình có việc phải về sớm, bí quá thì nhảy đại vào toilet, hi hi.
Sài Gòn mỗi trận nhậu thường chia thành ba hiệp, hiệp một bia hơi, uống mòi chừng dăm bẩy vại là kéo nhau đi karaoke, hội hát bằng mồm hội hát bằng tay. Cuối cùng thì nháy nhau đi massage, kẻ massage sấp người massage ngửa. Sau đó thì biệt tăm, có khi nửa năm chẳng gặp nhau.
Sài Gòn lắm việc, bạn bè từ xa đến, sơ thì mời nhau cà phê ăn sáng, thân thì nhậu một trận tơi bời rồi lặn mất tiêu, ít ai mờt bạn về nhà. Nhiều người mới vào Sài Gòn hay bị sốc. Đã quen thói ở miền Trung miền Bắc, hễ có bạn tới là đánh đu với bạn suốt ngày, nay thấy bạn lặn mất tiêu suốt kỳ mình ở chơi, đến ngày về gọi điện chào cũng chỉ nói đi mạnh giỏi nghen, cũng chẳng thầy tiễn tiếc gì thì ngạc nhiên lắm, đôi khi tủi thân, bức mình nữa.
Ngược lại gần Sài Gòn lần đầu ra Bắc cũng hay bị sốc. Sáng mấy anh quen gọi đi nhậu, chiều cũng mấy anh đó đón đi, ngày mai ngày kia vẫn mấy anh đó đến ngày ra đi cũng mấy anh đó. Nhiều người cứ băn khoan không hiểu sao người ta mất quá nhiều thời giờ vì mình, đâu biết thời đó cánh viết lách xứ Bắc chỉ có một món tiêu xài thoải mái, đó là thời gian.
Dân Hà Nội cà phê không ham, công việc cũng chẳng nhiều, ngủ dậy muộn, ăn sáng xong làm mấy chén chè mới túc tắc đến công sở. Vật vờ vào ra cho đến trưa, giờ cơm trưa cũng là giờ đàn đúm, đến chiều tối lo về với vợ. Phàm đã chui vào chuồng lập tức nội bất xuất ngoại bất nhập, cố gắng làm anh chồng ngoan cho đến sáng hôm sau. Nhậu nhẹt nhiều khi như hợp, bàn đủ chuyện trên trời dưới đất,
cãi nhau ỏm tỏi.
Thi thoảng mới có cuộc nhậu chia làm ba hiệp, hiệp một nhậu say chí tử, hiệp hai mơi kéo nhau đi hát hay massage. Nhưng quân số hiếp hai thường mất đi một nửa, đủ thứ lí do để bỏ cuộc, người sợ vợ, kẻ sợ quan trên nhìn xuống người ta trông vào.
Dân nhậu Hà Nội quan tâm đến cái view, thoáng đãng yên tĩnh càng tốt vì họ cần nói chuyện, cuộc nhậu nào cũng có nêu vấn đề. Cánh viết lách Hà Nội ngồi với nhau mỗi ông là một ông trời con, không việc gì không phán được, ông nào ông ấy phát ngôn tầm cỡ ủy viên Trung ương, rất ghê. Hết nhậu về ông sở lại bóp miệng vật vờ vào ra vô cùng khiêm tốn, hi hi.
Dân viết lách miền Trung thường nhậu nhẹt bất tử, bất kể giờ nào miễn có tiền. Việc vàn chẳng có ba lăm, thời gian không thành vấn đề, chỉ cần cái cớ là kéo nhau vào quán. Bạn bè ở Nam ra, ở Bắc vào là cái cớ tuyệt vời đề khai báo với vợ, có thể đi thâu đêm suốt sáng.
Miền Trung vẫn giữ được thói quen bạn bè từ xa đến không thể không mời vé nhà, làm mâm cơm đãi bạn, nhậu nhẹt ở nhà chán chê rồi mới đi ra quán. Khách khứa nhiều người chạy sô ăn cơm nhà bạn cũng đủ chết xác nhưng không thể từ chối, bữa cơm nhà như là chứng chỉ của tình thân, sự quý trọng, thiếu nó lắm người rất áy náy.
Không có khác khứa thì tu bạ quán cà phê, ngồi chán thế nào cùng có người kéo đi quán, nhậu hết cuộc này sang cuộc khác, tối vừa về nhà có người gọi lại vọt, các bà vợ chỉ nguýt lườm ít ai dám nói. Ngày nào cũng nhậu, ít ai có khả năng bao sân, thành ra có kiểu nhậu nối dài. Anh đến sau bảo kể từ đây là phần của tôi nhé, mỗi anh chịu thanh toán một khúc, cứ thế nối dài ra mãi.
Về sau cánh nhà báo có kiểu nhậu bắt Fulro, gọi người ra trả tiền hộ. Nhậu giữa chừng thì gọi ai đó, thường là các ông chủ doanh nghiệp, các quan chức trong tỉnh, mời họ ra nhậu chơi. Mấy ông này lập tức hiểu ý, vọt ra làm đôi ba chén, góp vui đôi ba câu nói giành lấy bill thanh toán cai rẹt. Không phải ai cũng thích kiểu nhậu bắt Fulro, vì nó lấy đến đao đức nghê nghiệp, nhưng tỉnh nào cũng có một anh bắt Fulro cực tài, rất đáng sợ.
Ngày nay văn hoá nhậu ba miền đã có nhiều điểm tương đồng. Dân nhậu Bắc, Trung đã chuyên nghiệp tựa dân nhậu Nam. Cánh viết lách Hà Nội không chỉ nhậu vấn đề, nếu đờn ca cùng rất phê. Cánh viết lách Sài Gòn không chỉ nhậu đàn ca mà nhậu vấn đề cũng rất nổ. Cánh viết lách miền Trung đã có nhiều việc làm hơn, anh nào cũng công tác với vài ba tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn, nhậu nhẹt đả có giờ, không còn triền miên như ngày xưa nữa. Cả ba miền bây giờ chỉ nhậu hết hiệp một là về, ít ai sa đà sang hiệp hai hiệp ba tốn tiền mất thời giờ phí sức.
Phục vụ nhà hàng ba miến củng có niêu đói khác. Miền Bắc, miền Trung học miền Nam đã thực bụng coi khách hàng là thượng đế. Nhân viên nhà hàng Hà Nội biết mềm mỏng lịch lãm nhiệt tình, đã mất đi khá nhiều các bộ mặt lạnh lùng, khinh khỉnh di chứng thời bao cấp. Nhân viên nhà hàng miền Trung cũng tiến bộ rất nhanh, không còn nhiều nhà hàng cho nhân viên ra tranh giành nhau chặn bắt khách hàng, bắt được rồi gọi gì cũng ra, dạ riết mà chẳng thấy đưa món ra, lại ra. Hỏi vì sao chưa đưa món ra, lại dạ. Nói tôi hỏi vì sao chưa đưa món ra dạ gạ cái gì, vẫn cúi đầu lễ phép dạ dạ gì, tức phát điên. Việc ấy bây giờ tuồng như đã chấm dứt. Có lẽ văn hoá dịch vụ bao cấp sắp chết thật rơi chăng?
Trà Việt.....
1. Trà nô
Trà nô là người pha trà, là người hoà quyện ngũ hành: Thuỷ - Hoả - Mộc - Kim - Thổ để có một ly trà ngon. Qua việc pha trà, trà nô truyền vào ly trà tình cảm và tinh thần của chính mình với một nguyên tắc: mộc mạc trong hình thức nhưng giàu có về tinh thần.
Ba chữ tạo nên một trà nô
- Tâm: tinh thần thư thái, an nhiên và hướng thượng.
- Trí: thấu hiểu được trà
- Thể: rèn luyện để có trải nghiệm pha trà
2. Trà cụ-tư tưởng ngũ hành
Trà cụ được xây dựng trên tư tưởng triết học ngũ hành truyền thống, kết hợp của ngũ hành: mộc là trà, thủy là nước, hoả là lửa, kim là nồi đồng và thổ là ấm trà. Sự hoà quyện ngũ hành tạo nên sự cân bằng hài hoà. Trong đó hành là thuỷ là chính với màu đen chủ đạo của bộ trà.
3. Pha trà
Trà như tri kỉ của trà nô, trong pha trà có sự thân thiết nhưng không điêu luyện, mộc mạc không hoa mỹ, thể hiện niềm vui như lần gặp gỡ đầu tiên với trà. Mỗi lần pha là một câu chuyện được kể trên bàn trà.
Trước khi pha trà, trà nô chuẩn bị bàn trà thật chu đáo, ngồi tĩnh lặng cùng hơi thở nhẹ nhàng, ngắm nhìn trà cụ để thưởng ngoạn niềm thích thú và vẻ đẹp từ những vật thể nhỏ bé mộc mạc đó. Thật an nhiên và bắt đầu pha trà.
Tiến trình pha trà:
a. Làm ấm và đánh thức trà:
- Dùng gáo múc nước vào ấm trà.
- Xoay nước ấm trà, đổ vào 4 chén trà và chuyên trà, đây là bước làm ấm các trà cụ trước khi pha trà.
- Dùng thẻ trà múc vừa đủ trà từ hũ vào ấm trà.
- Đổ nước xấp mặt tràm xoay ấm trên tay và đổ vào bồn trà, thao tác này đánh thức các sợi trà để pha được dậy hương và ngon hơn.
b. Pha trà:
- Đổ nước vào ấm, căn vừa đủ cho 4 chén trà, đậy nắp và đổ nước lên nắp ấm để làm nóng từ bên ngoài, nước che kín mép nắp ấm và tạo mặt nước ngâm đầy ấm.
- Đợi khoảng 3 phút cho trà chín.
- Trong khi đợi trà chín, tráng nước các chén trà và chuyên trà.
c. Mời trà:
- Rót trà vào chuyên cho trà được đều trong chuyên, giảm nhiệt độ vừa uống và gạn được các sơi trà còn sót lại.
- Rót trà từ chuyên vào các chén trà tuần tự.
- Mời trà bằng hai tay cùng một nụ cười thân thiện.
d. Thưởng trà:
- Để chén trà trên lòng bàn tay để cảm nhận cái hơi nóng từ chén trà, một hình ảnh như bóng sen trên mặt hồ, ngắm nhìn chén trà để cảm nhận vẻ đẹp và tinh thần trà.
- Một tay cầm chén trà và một tay đỡ chén trà, đưa ngang để thưởng hương trà.
- Uống trà từng ngụm nhỏ, chậm rãi, đắng chát rồi ngọt nhẹ.
Ngẫm nghĩ quanh ly cà phê...
Trứng giấm: Thức uống chữa bệnh
Thức uống giã rượu
Thức uống ngày Tết
Chuyện đồ uống và tri ân tri kỉ
Không phải coca, không phải chocolate, cũng không phải cafe. Đi miết đi miết, rồi cũng lại về với trà mà thôi. Đôi lúc, khi tôi nghe ai đó nói rằng họ thích một đồ uống nào đó, tôi sẽ nghĩ đến chữ thích nhiều hơn bản thân đồ uống ấy. Coca, chocolate, cà phê... Trong cuộc sống bộn bề này, bằng cách nào họ đã chọn đó như một tri ân tri kỉ? Cà phê phin, cà phê hòa tan, cà phê đen, cà phê sữa. Chocolate nóng. Capuchino. Sinh tố. Nước hoa quả. Rượu vodka. Cocktail. Mocktail. Đi miết đi miết, cho tới khi tôi thực sự nghiêm túc nghĩ đến, đã là trà giữ chân tôi lại từ rất lâu bên mình. Một người bạn của tôi, mỗi lần có chuyện không vui trong lòng, sẽ muốn có một chai coca thật bự. Khi tôi buồn và bâng quơ với cô ấy, cô ấy cũng sẽ bảo, "uống coca không?". Hai thành phố cách biệt thì đương nhiên chẳng thể uống cùng rồi; trong câu nói đấy, tôi biết là sự an ủi. Coca, liệu có ai bảo rằng khi buồn, uống coca là không sành đây? Tôi biết có những chữ thích mang nặng trong mình những ý nghĩa rất sâu kín. Chị nói với tôi rằng chị thích cà phê; thích nhiều lắm; tôi cảm tưởng tựa như chẳng còn là thích, là yêu; mà là một thứ nhất định không thể thiếu trong cuộc sống này đối với chị. Và vấn đề không phải là loại cà phê nào, uống thế nào, uống ở đâu; quan trọng là cảm giác. Chị ấy cần cà phê, tựa như, để khóc được, con người không nhất thiết phải tựu lại đủ nỗi buồn. Nước mắt tự rơi khi chúng muốn; ly cà phê mang đến, thơm nồng và ấm nóng, không nhất thiết phải vì bất kì một lí do nào cả. Cuối năm hai đại học, chúng tôi phải làm một bài luận ngắn về cà phê. Sau khi đọc rất nhiều tài liệu bằng tiếng Anh, tổng hợp lại và viết ra; tôi đâm ra cũng muốn học đòi thành dân chuyên uống cà phê - cơ bản vì các lợi ích của cà phê nhiều quá. Ra siêu thị và đứng mãi ở cái tủ bày các loại cà phê. Cũng chả nhớ đã mua lại gì; điều duy nhất nhớ là sau đó, cái hộp cà phê được mua một cách đầy nhiệt huyết ấy đã được chuyển giao lại cho mẹ, trong lúc tôi thì đã quên mất tiêu sự tồn tại của nó mất rồi.
Khi tôi ngoảnh lại nhìn những gì đã nằm lại sau lưng, tôi thấy mình cũng đã từng thử nhiều loại đồ uống lắm. Đâu đó trong tuổi thơ của mình, tôi vẫn còn nhớ một chuyến picnic bên hồ, hai đứa bạn ngồi nói với nhau "coca vẫn là nhất", còn tôi vừa uống vừa nghĩ, không. Không phải coca. Dầu không cố ý đặc biệt nhớ chi tiết nhỏ bé đó, thì tôi cũng biết mình đã chia tay với coca, đơn giản như vậy.
Dầu vậy tôi không phải đứa mẫn cảm với trà. Loại nào cũng được. Lipton và dimah bình dân pha sẵn. Ahmad tea hơi hướm quý tộc uống nóng. Trà Hoa đắng vị thuốc và ngọt vị hoa. Trà đá vỉa hè một nghìn một cốc, thích thì thêm đường và vắt thêm chanh. Chè mạn pha ấm, nhạt dần theo mỗi lần nước mới. Nhiệt độ cũng không phải vấn đề. Nước trong phích còn nóng ở nhiệt độ nào thì uống nhiệt độ ấy. Thời gian thổi nguội cũng được, thêm đá cũng được, đôi khi lười nhác nước nguội cũng pha được một tách để uống.
Miễn rằng, đó là trà.
Tôi biết, như vậy nghe không sành. Hời hợt và dễ dãi thái quá. Thưởng trà, không chỉ là những quy tắc, đó là sự thiền định, là một nghệ thuật. Nhưng tôi vẫn thường nghĩ, đời người, có bao nhiêu phần là từ những nguyên tắc mà thành?
Đôi lúc, mọi thứ chỉ là những thói quen, những dấu hiệu nho nhỏ; là an ủi hơn là hiểu biết, là thích chữ không phải cuồng si, chỉ là những bước chân trên một con đường mòn quen đi qua hằng ngày, cũng không nhất thiết phải là một con đường mỹ miều giăng ngang một khung cảnh đẹp tới nao lòng.
Cô ấy thích coca. Quan trọng, là chữ thích.
Một người bạn khác học cùng đại học, hễ đi uống nước với nhau, đa phần đều thấy nó gọi hoặc nước ép dưa hấu, hoặc chocolate. Khi hỏi nó vì sao lại là nước ép dưa hấu, kể cả khi quán ấy làm chẳng hề ngon, nó chỉ nhún vai, thì tao thích vậy thôi. Tôi tin "thì nó thích vậy thôi" thật. Cũng là một ngày nào đấy, khi nó nhận ra, đã hầu như chỉ gọi duy nhất một thứ nước uống mỗi lần vào quán. Nước ép dưa hấu trở thành một dấu hiệu nho nhỏ, đó là thói quen của nó, phi nguyên tắc, không nguyên do, đáp lại luôn chỉ là một cái nhún vai, "vì là như vậy đấy."
Nó thích nước ép dưa hấu. Quan trọng, là chữ thích.
Và một cách mảnh dẻ, chị ấy tìm được bình yên trong một ly cà phê như thế.
Đôi khi, cả hạnh phúc.
Cuộc đời này, tôi nghĩ, mình đã được trao duyên với trà, không thể là một thứ gì khác nữa.
Chữ duyên đôi lúc là một chữ kì khôi. Tôi thích những tiệc trà. Bày trí một chiếc bàn. Tôi thích chọn bánh ngọt để ăn cùng, chọn chén hoặc bát dùng để uống. Tôi thích lựa những hộp đựng trà, và đọc những cuốn sách nói về cuộc đời của trà.
Nhưng chữ duyên phần nhiều có thể chỉ là một mảnh chỉ thật mỏng mà thật chắc. Hằng tối, tôi ngồi bên máy tính, từ lâu đã nhất định phải có hai cốc chè mạn, nước một và nước hai. Đêm ngủ chập chờn cũng được; nhưng chè, nhất định phải có.
Một cốc là vẫn thèm. Không cốc nào có thể trở nên u uất và buồn rầu.
Không nhất định phải là hảo hạng.
Cốt lõi vẫn là, tri ân tri kỉ ấy, đang ở ngay cạnh.
Khẽ khàng,
và yên ả.
Cách ngâm và pha chanh muối
Chanh muối hòa thêm chút đường không chỉ là thức uống giải nhiệt ngon miệng mà còn có tác dụng chữa ho, viêm họng rất tốt cho sức khỏe của cả nhà bạn nữa đấy.
1kg chanh, chọn trái vừa, vỏ xanh tươi
1,5 lít nước
500 g muối hột
Dụng cụ :1 lọ thủy tinh lớn, 1 miếng gài giữ chanh
Cách sơ chế 1: chanh rửa sạch, phơi thật khô hay lau khô, không được để nước dính vào vì còn nước chanh dễ bị hỏng.
Cách sơ chế 2: khứa quả chanh hình chữ thập (xem ảnh) chanh chà vào rổ cho ra bớt vị đắng và the hoặc trần qua nước sôi, rửa lại nước lạnh, phơi khô.
- Cho chanh vào lọ thủy tinh, đổ nước muối vào cho ngập chanh, dùng miếng gài không cho chanh nổi lên, đậy kín lại đem phơi nắng (để ở chỗ không bị nước mưa vào, nếu không dễ bị hỏng). Để 1 tháng sau thấy chanh chìm là được.
¼ miếng chanh muối, 1 muỗng cà phê nước của chanh muối, 3 muỗng café đường, 1/3 ly nước lọc, hòa lại cho tan sau đó cho đá lạnh vào. Trang trí bằng 1 miếng chanh tươi gài miệng ly. Lưu ý: Dùng muỗng sạch và khô để múc chanh muối.
Ruou "mat cua" TIEN LE
NHẬN XÉT CỦA BẠN :
Bài đăng
-
1. Cocktail – Nét Văn hoá đa quốc gia Khi ban hành luật cấm rượu được ban hành ở Mỹ, chắc những nhà làm luật chẳng ngờ rằng họ đã tạo đi...
-
Thời xưa, loại mỹ tửu này chỉ dành riêng cho vua chúa thưởng thức, trước hết vì chất lượng hảo hạng và sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu...
-
Nếu bạn là một tín đồ của các đồ uống có hương vị cà phê, những loại cocktail sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn không thể từ chối. Black Russia...
-
Chai bia ”nặng” nhất thế giới Một nhà máy bia ở Scotland, Vương quốc Anh đã cho ra đời chai bia có nồng độ cồn cao nhất thế giới, lên tớ...
-
Ai một lần tới thăm Tây Giang (Quảng Nam) mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. Nhưng thú vị hơn là c...
-
Cocktails - ảnh rafters-milwaukee.com Betsy, cô gái phục vụ rượu trong một quán rượu ở Hall’s Corners, Newyork, chuyên phục vụ loại rượu ...
-
Rượu ngon hay dở, không phải ở chính nó, mà là do bạn có tâm tình gì lúc uống. Một người ôm nổi thống khổ, dù rượu ngon bậc nhất thiên hạ, u...
-
Hơn bốn năm trước, Trần Ngọc Lâm – bartender làm việc tại Wine Bar, tầng 23 khách sạn Sheraton Saigon (ảnh trên), không nghĩ rằng cuộc đời...
-
Lịch sử về rượu và văn hoá uống trên thế giới của Tiến sĩ David J. Hanson Rượu là một sản phẩm đã mang lại nhiều tính năng cho loài người...