Thứ Bảy, tháng 10 01, 2011

Bartender - nghề 'hot', nhiều cám dỗ

 

Bị quyến rũ bởi trò tung hứng điệu nghệ, thu nhập cao, dễ tìm việc được tiếp xúc người nổi tiếng nên ngày càng có nhiều bạn trẻ tại TPHCM làm nghề pha chế rượu (Bartender).

 

Nguyễn Thị Thanh Xuân, 26 tuổi, kể: “Tốt nghiệp THPT, mình rời Tây Ninh vào thành phố làm đủ thứ việc. Thấy anh chị ở quầy bar chuyên pha chế, tung hứng cho khách, lương cao, được khách tán thưởng và có tiền tip nên đâm mê và quyết đi học”. Ban đầu, Xuân khá vất vả trong lớp học toàn con trai với những chai rượu, bình shake (lắc). Sau 6 tháng khổ luyện, trình của Xuân không thua gì cánh con trai.

 

“Sự nở rộ của ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quán bar khiến nhu cầu tuyển dụng bartender ngày càng tăng. Tuy vậy, bạn trẻ cần tìm hiểu thật kỹ công việc đặc thù này khi dấn thân”, giảng viên bartender ĐH Kỹ thuật Công nghệ, thầy Nguyễn Hoàng Đức, cho biết.

 

Trong giới bartender trẻ, Thùy Trang (SN 1987, cựu SV ĐH Kỹ thuật Công nghệ), khá nổi tiếng và từng đạt giải nhì trong Cuộc thi pha chế châu Á - Thái Bình Dương, hai giải nhất Hội thi Bartender Saigontourist. Trang hiện là bartender một khách sạn hạng VIP của Sài Gòn với thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng chưa kể tiền tip.

 

Cả nam và nữ đã đứng sau quầy bar đều phải có chút ngoại hình để thu hút khách. Một nữ bartender xin giấu tên làm việc trong quán bar ở quận 1 cho biết, hầu như đêm nào cô cũng nhận được lời đề nghị khiếm nhã.

 

Thầy Võ Tấn Sĩ, Chủ nhiệm lớp biểu diễn bartender Trường trung cấp Công nghiệp TPHCM, cho biết: “Tay nghề bartender cao đến đâu, có bị sa ngã không... phụ thuộc vào sự tập luyện, sáng tạo và bản lĩnh của mỗi em”.

Khám phá vang Thái - Dòng "Vang Vĩ tuyến mới"

Vang Thái chính là vang tiên phong trong nhóm các loại vang nay được gọi là “Vang Vĩ tuyến mới” , nhằm phân biệt với “Vang Thế giới cũ” ở Pháp, Ý, Đức... và “Vang Thế giới mới” ở Mỹ, Argentina, Chile...

 

Là người thích khám phá hương và vị cùng màu sắc của đủ loại vang khắp thế giới, bạn nên bỏ sang một bên thái độ hoài nghi mà thử thưởng thức rượu vang Thái Lan. Dù sao loại vang này cũng đã đi qua một chặng đường dài nhiều năm và đang tiếp tục được cải thiện, hoàn chỉnh theo dòng thời gian.

Thứ Ba, tháng 9 27, 2011

Hà Nội "ẩm thực kí" qua lăng kính người nước ngoài

Tiếp tục hành trình khám phá Hà Nội qua các món ăn của chị Celia - một du khách kiêm blogger ẩm thực đến từ New York.

Trong bài viết kỳ trước, chúng ta đã "làm một tour" vòng quanh những món ăn hiện đại pha trộn truyền thống ở Sài Gòn. Và tuần này, mời các bạn ngược về phía Bắc, cùng khám phá Hà Nội với chị Celia nhé!
Sau khi đã ở Việt Nam được một tuần, tôi vẫn không làm cách nào để phát âm chính xác chữ “phở”. Nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản tôi ăn phở suốt ngày.

Để bắt đầu chuyến du lịch của ngày mới, tôi quyết định “nạp năng lượng” với một tô phở bò thơm ngon nóng hổi. Vì lúc đến quán phở đã khoảng gần trưa nên tô phở trở thành bữa trưa của chúng tôi luôn. Sau một thời gian ngắn ở Hà Nội, tôi phát hiện ra rằng ăn phở là một thói quen dễ nhận thấy của người dân Hà thành. Họ ngồi trên những chiếc ghế nhựa ở các hàng quán nơi góc phố, ăn phở vào buổi sáng, buổi trưa, thậm chí đến tận buổi đêm.



Ở Hà Nội, phở là thức quà sáng được yêu thích nhất.

Thứ Hai, tháng 9 26, 2011

KHÓC CƯỜI CÙNG TÊN MÓN ĂN...

Những sai lầm này cực kỳ tai hại các bạn ạ...
Đôi khi do không hiểu biết về ngôn ngữ hoặc lỗi đánh máy mà người ta đã viết nhầm tên các món ăn, hậu quả của việc đó thật là tai hại. Chẳng hạn đáng lẽ phải viết là: món súp (soup) thì người ta lại viết nhầm thành: xà phòng (soap), hay đáng lẽ phải dán nhãn: rau vào gói đậu Hà Lan thì người ta lại dán nhãn là: thịt... Thậm chí còn nhiều sai lầm tai hại hơn khi người ta còn biến thức ăn thành những món kinh khủng như: nước tiểu, hạt nhân...

Dưới đây là trường hợp dở khóc dở cười vì viết sai tên món ăn.



Món ăn với vị... nước tiểu. Thật là kinh khủng.


Đậu Hà Lan sao lại biến thành thịt thế này...

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng