Thứ Sáu, tháng 12 30, 2011

Phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

1.001 cách làm giả

GS.TS Hoàng Đình Hòa, Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dù rượu của Việt Nam hay rượu Tây đều có nhiều cách làm giả. Đối với rượu Việt Nam, nếu giả thì thường là họ dùng cồn công nghiệp và phẩm màu, nhưng đối với rượu ngoại thì có nhiều cách giả hơn.

 

 

 

a
Các nắp rượu thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại.

Có người làm giả nhãn mác bằng cách thu mua chai cũ, đóng nhãn mác mới, có người làm giả nút chai, có người lại làm giả chất lượng bằng việc pha chế rượu trắng với một tỉ lệ nhỏ rượu "xịn" cộng với chất tạo màu xanh, đỏ, sẫm tùy theo từng loại rượu, sao cho màu sắc giống với màu thật. Nhưng thường có 2 kiểu chính là rượu "quốc lủi" pha màu và rượu ngoại thật pha với rượu nội.

Với cả 2 thủ đoạn trên, các công đoạn từ súc chai, dán tem, vô nước, ấn nút đều bằng thủ công. Bằng "công nghệ" này, các đối tượng làm rượu giả đã tung ra thị trường hàng triệu chai rượu giả của các thương hiệu nổi tiếng như Red Label, St-Remy, Hennessy, Chivas, XO, Gold King...

Sự độc hại cho người dùng thì còn phụ thuộc vào hàm lượng và những "mánh khóe" của họ. Nếu dùng lượng cồn công nghiệp thì thường nhiều tạp chất, nếu dùng phẩm màu pha chế hàm lượng cao thì ảnh hưởng tới gan, thận, hệ thần kinh của người dùng là điều không tránh khỏi, và nhẹ thì chúng ta cũng bị lơ mơ, nhức đầu.

Nhận biết phải có kỹ năng

Ông Lý Ngọc Thắng, đội trưởng Đội Quản lý thị trường 3A, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, năm nay rượu giả có giảm so với những năm trước và họ ngày càng làm giả tinh vi hơn nên người tiêu dùng có kỹ năng mới nhận biết được.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm như: Thứ nhất là nhìn vào tem chai rượu đóng trên chai và nhãn mác phải trùng nhau. Thứ hai là nắp chai. Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật...

Thứ ba là màu rượu, đây là đặc điểm rất khó, và thường người sản xuất rượu chính hãng và người dùng chuyên nghiệp mới nhận ra được. Thông thường màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục... Thứ 4 có thể về mức rượu trong chai. Thông thường các chai rượu ngoại được đóng nắp tự động nên mức rượu rất bằng nhau, vì vậy nếu thấy chai nào khác biệt có thể nghi ngờ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết thêm, rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng hoặc ngửi, nếu thấy có mùi sốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

Tử vong do ngộ độc thực phẩm chủ yếu là rượu

TS  Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Quản lý Ngộ độc, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cảnh báo, rượu giả được làm rất tinh vi và phổ biến, rất khó phân biệt. Nhận biết rượu giả dựa vào hai chỉ tiêu chính là cảm quan và chất lượng. Về cảm quan xem xét trên nhãn mác, các chỉ tiêu công bố của nhà sản xuất... để biết về chất lượng rượu.

Nhưng thực tế ở nước ta, các chỉ tiêu này ít được biết đến, hơn nữa, có quá nhiều rượu ngoại, rượu lại được sản xuất ở nhiều nước khác nhau và phải biết được rượu thật từ đó mới biết rượu giả nên thực tế có khi mua phải rượu giả cũng không biết... và đó chính là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt cái chết. Tình trạng chết do thực phẩm rất ít, đa phần là độc tố tự nhiên, còn hầu hết là do uống rượu.

Rượu giả được pha chế chủ yếu từ cồn công nghiệp rượu Methylic (rượu Methanol - CH3OH). Rượu Etanol (rượu đảm bảo) uống nhiều cũng gây ngộ độc nhưng còn đào thải được qua thận, gan...

Còn Ethanol không đào thải được, đi qua phổi là nguyên nhân khiến hàng trăm người chết ở Ấn Độ vừa qua. Đây là loại chất độc mạnh, chỉ cần uống 5 - 15ml có thể gây ngộ độc nặng (mệt lả, mạch nhanh, hạ huyết áp, giảm cảm giác, rối loạn ý thức, giảm phản xạ, hôn mê...), 15ml trở lên là gây mù loà, 30ml có thể gây tử vong.

Thứ Năm, tháng 12 22, 2011

10 thứ đồ uống ngon tuyệt trên thế giới

Nước lọc, Coca cola, ca phê hay các loại rượu nổi tiếng như Tequil của Mexico; Champagne của Pháp đều có mặt trong top 50 thức uống ngon nhất thế giới do CNNgo bình trọn.

 

Dưới đây là 10 trong 50 đồ uống ngon nhất thế giới bạn nên thưởng thức:
 
1. Lassi, Ấn Độ
 
 
Lassi là một loại đồ uống phổ biến của Ấn Độ. Nghe tên thì hơi lạ nhưng nếu hiểu đơn giản thì Lassi chỉ là sữa chua (sữa dê lên men ) pha với hoa quả nghiền như xoài, dâu, kiwi… hoặc nước hoa quả như lê, táo, đào… Bên cạnh đó, còn có những loại lassi lạ hơn một chút do được cho thêm nước hoa hồng, thảo quả, quế, bạc hà hay những mùi vị đặc trưng khác của Á Đông.

Ngoài lassi trái cây, người Ấn Độ có plain lassi (sữa chua không đường), salt lassi (lassi mặn), sweet lassi (sữa chua có đường).
 
2. Cendol, Indonesia
 

Nói đúng ra Cendol là một món tráng miệng chứ không phải đồ uống. Các nguyên liệu chính để làm món cendol là nước cốt dừa, bánh lọt với hương lá dứa nhân tạo và đường thốt nốt. Thêm một số nguyên liệu trên ly chè như đá bào, đậu đỏ, gạo dẻo, thạch rau câu và chè ngô khiến món tráng miệng ngon tuyệt này lại càng tuyệt vời hơn bao giờ hết vào những ngày nắng nóng. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món chè này ở những hàng bán rong trên bãi biển kuta, Indonesia.
 
3. Sujeonggwa, Hàn Quốc
 

Sujeonggwa là một đồ uống truyền thống của người Hàn Quốc, có vị ngọt, cay và ấm. Nguyên liệu làm sujeonggwa là các loại quả ngọt phơi khô, nhất là quả hồng, và các thứ tạo hương vị như quế, và gừng; hạt thông thường được dùng để trang trí và tạo vị cay. Sujeonggwa có màu đỏ nâu sẫm.

Sujeonggwa thường được người Hàn Quốc dùng vào những dịp đặc biệt như trong tiệc cưới. Ngày nay, thức uống này đã được đóng chai.
 
4. Mojito, Cuba
 

Là một thức uống truyền thống của người Cuba, mojito (hay còn gọi là mohito) không xa lạ với người sành cocktail trên toàn thế giới.

Hương vị mát lạnh cộng với chút the nồng của bạc hà và độ chua dịu của chanh tươi là sức hút giản dị để mojito trở thành loại cocktail được ưa chuộng bậc nhất trong mùa hè.
 
5. Chocolate MilkShake, Mỹ
 

Chocolate MilkShake là hỗn hợp được say nhuyễn từ kem, sữa tươi và sôcôla; được tạo thêm hương vị bởi một lớp kem sữa phủ lên trên cùng. Khi thưởng thức sẽ quấy đều kem tươi với hỗn hợp để vị ngậy béo và thơm mát hòa quyện vào nhau.
 
6. Bubble tea – Trà sữa chân châu , Đài Loan
 

Trà trân châu hay trà sữa trân châu là tên gọi của người Đài Loan cho một thức giải khát, chế biến từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt.

Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn.
 
7. Eggnog, Anh
 

Eggnog là loại cocktail được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với hương với quế hay nhục đậu khấu, thêm rượu brandy, rum hay whiskey.
 
Eggnog rất phổ biến trong dịp Giáng sinh, lễ tết ở Anh, Mỹ hay Canada.
 
8. Es kelapa muda, Indonesia
 

Es kelapa muda là một loại thức uống từ nước dừa tươi, đá, sirô, và cùi dừa được bào mỏng. Đây là đồ uống rất được ưa chuộng tại đất nước Indonesia bởi vị thanh mát của nó.
 
9. Sangria, Tây Ban Nha
 

Sangria là loại thức uống “độc nhất vô nhị” trên thế giới. Nó có màu đỏ thắm đậm đà, hay một chút sắc vàng nhẹ, điều đó còn tùy thuộc vào loại rượu dùng để pha chế là rượu trắng hay rượu đỏ.

Tại Tây Ban Nha có 3 loại Sangria truyền thống . Loại Sangria có cùng tên gọi Sangria, được làm từ rượu đỏ, rượu brandy và trái cây như táo, lê và nho. Sangria blanco cũng có nguyên liệu tương tự, chỉ có điều khác là được làm từ rượu trắng hoặc rượu vang. Zurra được chế biến ở miền Nam Tây Ban Nha và cũng sử dụng rượu đỏ, nhưng chỉ có trái đào và xuân đào.
 
10. Chocolate nóng và kẹo dẻo, Mỹ
 

Thật không có gì thú vị trong những ngày đông lạnh bằng việc thưởng thức ly sô cô la nóng cùng những viên kẹo dẻo ngọt ngào.

Sô-cô-la nóng và kẹo dẻo là sự kết hợp hoàn hảo. Những viên kẹo dẻo tan chảy tạo lên lớp kem trên cốc sô-cô-la. Tuy nhiên, để làm được lớp kem bông ngon lành thì sô-cô-la của bạn phải đủ độ nóng để làm tan chảy những viên kẹo dẻo.

Khi nhà sư mở... quán bar

Tại Tokyo, Nhật Bản có một quán bar rất nổi tiếng, mở cửa đến 1h sáng. Chủ quán, người pha chế rượu, phục vụ bàn... đều là các vị hòa thượng.

Khai trương từ tháng 9/2000, suốt hơn 10 năm kinh doanh, quán bar hòa thượng đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều thượng khách trong và ngoài nước. Quán tọa lạc tại Yotsuya, Shinjuku.

Các không gian trong quán bar hòa thượng.
Đồ uống hiện đại trong quán.

Ngay trước quán là một tấm bảng gỗ với dòng chữ “A di đà phật”. Bên trong được bài trí rất hiện đại với các quầy bar được bày biện đẹp mắt bởi những bình rượu thượng hạng. Dưới ánh đèn nhã nhặn, một vị hòa thượng đang ngồi trong góc quán tụng kinh.

 

Một vị hòa thượng vui vẻ chụp ảnh bên quầy rượu.

Ngoài công việc chính tại chùa, các vị hòa thượng thay phiên nhau mỗi tuần một vài lần tới quán quản việc kinh doanh. Khách tìm đến quán ngoài thời gian nhâm nhi đồ uống còn rất thích thả hồn trong các cuộc đàm đạo với nhà sư về Phật giáo và tâm linh.

 

Việc pha chế rượu và phục vụ bàn đều do các hòa thượng đảm nhiệm.

Quán bar hòa thượng mở cửa từ 19h hôm trước tới 1h sáng hôm sau. Người pha chế rượu và phục vụ đều là những tăng lữ không phân tông phái, có người từng là viên chức, kỹ sư trước khi tu hành. Điều đặc biệt của quán bar này là hằng ngày đều có buổi giảng kinh ý nghĩa. Những người quan tâm có thể tới nghe. Dù nội dung đều hướng tới đạo Phật, nhưng cách chuyển tải của các hòa thượng rất dễ hiểu, khiến khách dễ dàng cảm thụ.

 

Nhiều thượng khách tới đây để nhâm nhi đồ uống và nghe giảng về đạo Phật.

Một vị khách nữ quen thuộc tại quán chia sẻ: “Khi mới tới đây, tôi không mấy ấn tượng vì nội dung và hình thức của quán chẳng hề ăn nhập. Nhưng càng về sau, tôi càng cảm mến thái độ phục vụ hiền hòa, nhẹ nhàng của các vị hòa thượng và chọn nơi đây là địa chỉ uống rượu an toàn”.

Thứ Tư, tháng 12 21, 2011

Nồng nàn hơn cho đêm Giáng sinh....

 

Special gift

Đúng như tên gọi, ly cocktail này sẽ là món quà dễ thương nhất, ngọt ngào nhất, nồng nàn nhất và ngon nhất trong đêm Giáng sinh.

Nguyên liệu:

30ml nước ép ổi
45ml rượu grey goose
15ml rượu Contreau
15ml si-rô lựu
50g đá viên nhỏ

Những ly cocktails nồng nàn nhất đêm Noel, Ẩm thực, am thuc, cocktail, mon ngon, pha che, mon ngon de lam, bao

Cách làm:

Cho tất cả các thành phần vào ly pha chế, đậy nắp lại, lắc khoảng 3 phút cho các vị hòa quyện với nhau và làm lạnh cocktail.

Rót ra ly Martini, trang trí lát chanh lên miệng ly cho đẹp.

Blue fizz

Với ưu điểm là hấp dẫn và dễ làm và mới lạ, Blue fizz xứng đáng là ly cocktail được bạn trổ tài mời gia đình và bạn bè trong đêm Giáng sinh.

Nguyên liệu:

45ml rượu Grey goose
15ml rượu vỏ cam xanh
15ml rượu Cointreau
10ml nước cốt chanh
4ml đường vàng

Những ly cocktails nồng nàn nhất đêm Noel, Ẩm thực, am thuc, cocktail, mon ngon, pha che, mon ngon de lam, bao

Cách làm:

Cho tất cả các thành phần vào ly pha chế, đậy nắp lại, lắc đều khoảng 3 phút.

Rót ra ly Martini, trang trí lát cam mỏng cho đẹp.

In the pink

Một ly cocktail màu hồng lấp lánh sẽ làm cuộc sống trở nên dễ thương hơn, mùa đông trở nên nhẹ nhàng hơn.

Nguyên liệu:

60ml nước ép ổi
45ml rượu grey goose
30ml rượu kem Declassic
50g đá viên nhỏ

Những ly cocktails nồng nàn nhất đêm Noel, Ẩm thực, am thuc, cocktail, mon ngon, pha che, mon ngon de lam, bao

Cách làm:

Cho nước ép ổi, các loại rượu, đá vào ly pha chế, đậy nắp lại, lắc khoảng 3 phút cho các vị hòa quyện với nhau.

Rót ra ly Martini, trang trí bằng vỏ chanh gọt dây dài.

Fizzing cherry

Thay vì những cốc cam vắt, bạn hãy làm cho gia đình 1 ly cocktail có nước cam độc đáo để thay đổi khẩu vị.

Nguyên liệu:

45ml rượu mạnh Tequila
15ml rượu vỏ cam
15ml rượu mùi Galliano
60ml nước cam Orange
0,5ml đường

Những ly cocktails nồng nàn nhất đêm Noel, Ẩm thực, am thuc, cocktail, mon ngon, pha che, mon ngon de lam, bao

Cách làm:

Cho các thành phần vào ly pha chế, đậy nắp lại, lắc khoảng 3 phút cho các vị hòa quyện với nhau và giúp cocktail lạnh.

Rót ra ly Martini, trang trí 1/2 lát cam, thưởng thức ngay.

Teddy bear

Ly cocktail này sẽ làm cho mùa đông của bạn đỡ lạnh giá hơn, đỡ khắc nghiệt hơn.

Nguyên liệu:

30ml rượu Absolut
15ml rượu Crème de menthe green
30ml nước ép ổi
10ml nước cốt chanh
50g đá viên

Những ly cocktails nồng nàn nhất đêm Noel, Ẩm thực, am thuc, cocktail, mon ngon, pha che, mon ngon de lam, bao

Cách làm:

Cho tất cả các thành phần vào ly pha chế, đậy nắp lại, lắc khoảng 3 phút cho các vị hòa quyện với nhau.

Rót ra ly Martini, trang trí lát chanh cho đẹp, dùng ngay khi pha chế xong.

Thứ Ba, tháng 12 13, 2011

Phái đẹp và rượu.........

Khi say, bạn nói chuyện to hơn, vô duyên hơn, hoặc dễ dàng vô tình để váy mắc vào lằn quần nhỏ mà không biết...

 

1. Bạn trông không hề xinh đẹp hay hấp dẫn khi uống say. Chuyện này nghe có vẻ không hay cho lắm bởi hầu hết mọi người uống rượu để cảm thấy tự tin hơn, vui vẻ hơn, và có phần xinh đẹp, lả lơi hơn. Khi đã say khướt, mắt mờ đi, mascara chệch choạc, hay thậm chí nôn mửa, ngay cả những phụ nữ quyến rũ nhất cũng trở nên tệ hại.

2. Không uống rượu là một trong những cách giữ gìn nhan sắc hiệu quả nhất (dĩ nhiên là trừ một số loại rượu như rượu vang với liều lượng có chừng mực). Nếu bạn thường xuyên uống rượu mạnh, đừng thắc mắc vì sao mình trông mệt mỏi và làn da xấu xí đến vậy.

3. Khi say, bạn rất dễ để váy/quần bị mắc vào... lằn quần nhỏ. Và cảnh này thì không duyên dáng chút nào.

4. Bạn cho rằng mọi người sẽ chú ý và trách cứ nếu bạn không uống thật nhiều và vui tới bến? Thực ra không phải vậy. Khi đã ngà ngà say, người ta thậm chí còn không phân biệt được bạn uống vodka hay nước lọc chứ đừng nói chuyện bắt bẻ việc bạn có vui hết mình tới mức say khướt hay không.

5. Những người quá chú ý tới chuyện bạn đang uống gì và uống như thế nào thì thường có vấn đề với rượu bia.

6. Nhiều người từng cho rằng họ sẽ không bao giờ tìm được cách gì nhanh hơn và tốt hơn là uống một ly rượu vang để thư giãn và xả stress. Sau đó họ lại nhận ra rằng rượu chẳng giúp ích gì ngoài việc làm đầu óc bận rộn và tạm thời quên đi mọi thứ.

7. Bạn cho rằng "có tí men" sẽ giúp mình tự tin hơn và dễ nói chuyện hơn. Nhưng hầu hết những người chếnh choáng say đều không để ý rằng họ đôi khi nói năng lộn xộn và để lạc mất ý. Chưa kể khi say, bạn nói đùa rất vô duyên và thường tự nói rồi... tự cười.

8. Những cuộc nói chuyện khi tỉnh táo thường có giá trị hơn nhiều. Ít ra bạn cũng không quên khi anh bạn thân kể cho bạn chuyện gì đó bí mật và quan trọng.

9. Khi say, bạn trở thành một kẻ không biết lắng nghe. Mọi người chỉ yêu quý những người tỏ ra lắng nghe và tôn trọng mình. Rượu làm bạn mất đi khả năng ấy.

10. Cần phải nhắc lại rằng: những người say thường nói rất to so với bình thường, và những câu đùa của họ thường nhạt nhẽo hơn hẳn so với những gì họ nghĩ.

11. Không khó để rời bàn tiệc như bạn nghĩ. Nếu bạn đã thấy muốn về, hoặc nhận ra bạn còn quá nhiều công việc cần giải quyết vào ngày hôm sau, đừng ngại đứng dậy chào mọi người và ra về trước. Đừng đợi đến khi bạn say khướt và phải nhờ người khác đưa về.

12. Nói không với rượu cũng là cách giúp bạn... tiết kiệm hiệu quả. Nếu không tin, bạn có thể chọn uống rượu mạnh  tới mức "không biết trời đất" và... suýt ngất khi cầm tờ hóa đơn.

13. Những vấn đề quan trọng bạn cần làm gấp trong 1 -2 ngày tới như mua quà cho cô bạn thân, gặp vài đối tác quan trọng,... sẽ được giải quyết dễ dàng hơn nhiều nếu tối nay bạn không uống say và ngủ đến tận trưa mai.

14. Khi tỉnh táo, bạn có thể nhận ra rõ ràng ai là người bạn có thể tin tưởng và ai khiến bạn cảm thấy khó chịu giữa đám bạn nhộn nhạo trong quán bar.

15. Có thể bạn không nhận ra, nhưng khi say, bạn sẽ bỗng dưng có cảm tình, hay rung động lạ với hầu hết các anh chàng xung quanh. Khác với khi tỉnh táo, thường chỉ một trong số họ khiến bạn thực sự bị thu hút mà thôi.

16. Nếu anh chàng bạn hẹn hò uống quá nhiều, nhiều khả năng bạn sẽ thấy anh ta không còn hấp dẫn nữa. Khi say, đàn ông rất dễ nói linh tinh, từ đó gây mất điểm trong mắt phái đẹp. Và không có nhiều cô gái sẵn sàng để một gã say đưa mình về nhà.

17. Những người say thường kích động và bị thu hút sự chú ý bởi những người cũng đang trong tình trạng kích động như họ. Đó là lý do bạn thường chọn nhầm những chàng trai chỉ thích thể hiện, thay vì những anh chàng thực sự thú vị và chín chắn.

18. Rượu làm bạn đôi khi nhầm lẫn khi trả lời hai câu hỏi quan trọng nhất đối với một mối quan hệ: "anh ấy có thích mình?" và "mình có thích anh ấy?". Ngay cả khi tỉnh táo bạn cũng khó có thể tìm ra câu trả lời đúng, nên đừng bao giờ mượn rượu giúp sức.

19. Bạn có thể coi tỉnh táo sau một bữa nhậu nhẹt tụ tập bạn bè là thử thách, nhưng khi bạn có thể tỉnh dậy vào ngày hôm sau hoàn toàn khỏe mạnh, vui vẻ, bạn sẽ biết rằng bạn đã lựa chọn đúng.

Chống lạnh..... với đồ uống

Nếu đang thèm chút hơi ấm để xua bớt cái giá rét của mùa đông, những thức uống sau đây sẽ giúp bạn.

 

Cacao nóng

Còn gì dễ pha chế hơn là một tách cacao nóng. Chỉ cần vài muỗng cacao, nước ấm là bạn có thức uống dễ chịu trong mùa đông này. Tùy khẩu vị mà bạn có thể cho thêm một ít đường hay sữa.

Nước dứa

Với mùa đông, khi ép nước dứa, bạn có thể thêm một chút nước dừa và nước cốt dừa cùng ít muối cùng chút nước ấm nếu cần. Bạn sẽ cảm nhận được sự thơm ngon và ấm áp từ vị dứa.

Cà phê

Nếu là người nghiện cà phê thì trong mùa đông bạn khỏi phải lo tìm kiếm thức uống nào khác. Một cốc cà phê thơm ngon kèm với bánh quy là đã đủ tuyệt vời và khiến bạn ấm áp hơn rồi.


Trà

Các loại trà nóng như trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh... đều giúp bạn cảm nhận được sự ấm cúng từ ngoài vào trong. Ở nhà hay quán, thưởng thức từng chén trà luôn rất thú vị. Nhưng nếu ở cơ quan, ly trà nóng với loại trà túi lọc hay gói cũng không phải là ý tưởng tồi.

Sữa đậu nành nóng

Mỗi sáng, bạn hoàn toàn có thể đi ngang cửa hàng để mua cho mình một túi sữa đậu nành nóng hổi mang tới cơ quan thưởng thức. Nếu thích ngọt có thể thêm một ít đường để tăng vị.


Nước bí đao

Với một quả bí đao khoảng 500g cộng thêm chút muối là bạn đã có thể làm món nước ép bí đao hấp dẫn  và ấm bụng. Tuy nhiên, tùy khẩu vị mà bạn có thể thay muối bằng đường và sữa đặc. Nước bí đao cũng bổ dưỡng và giúp đẹp da.

Nước chanh

Đừng nghĩ rằng nước chanh chỉ dùng cho mùa hè. Nó chứa nhiều vitamin C tốt cho da và cũng là loại nước giúp tăng cường thị lực, giúp kích thích thần kinh khứu giác và kích thích não hoạt động truyền tín hiệu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Vào mùa đông, bạn có thể uống một ly nước chanh ấm lúc no.

Nước ép táo

Nước ép táo thực sự là vị cứu tinh nếu bạn đang căng thẳng với công việc. Nó giúp bạn giảm đau đầu cũng như giúp đẹp da.

Đồ uống lạnh

Nếu mùa đông mà vẫn thèm đồ lạnh, bạn có thể thử kem chocolate trắng hoặc sữa chua trộn một ít mật ong. Rất thú vị.

Thứ Sáu, tháng 12 09, 2011

Viết cho anh - người đàn ông cà phê của em..

Em cũng không biết nữa bởi ccà phê không phải thứ thức uống em yêu thích nên không quan tâm hay để ý lắm. Cho đến một hôm anh nói với em rằng ngày nào anh cũng uống cà phê không dưới một lần nhất là buổi sáng thì không thể thiếu được, thế là em viết entry này dành cho anh, người đàn ông cà phê của em.

 

Anh thích uống cà phê pha phin em biết rõ điều đó nhưng có bao giờ chính anh tự hỏi tại sao không? Anh sẽ nói rằng dĩ nhiên là bởi vì nó nguyên chất mình có thể tự pha theo gu riêng và đo lường uống bao nhiêu. Tình yêu cũng đơn giản như cà phê phin vậy thôi, chúng ta không thể thúc giục hay bắt ép nó nhanh hay chậm theo ý của mình, nếu muốn có một ly cà phê ngon chỉ còn cách chờ đợi. Có những thứ tình cảm đắng chát, sặc mùi đau khổ đày đọa nhau họ có thể yêu cái tôi hoặc tính sở hữu quá lớn đây chính là loại cà phê không đường anh ạ, loại cà phê này rất ít người uống được và nó có thật sự ngon không thì chính người uống thấu hiểu rõ. Có người uống vì họ quen cái lạ có người uống vì muốn tạo cho sự chú ý nơi người khác và có người uống vì thấy người ta uống nên bắt chước thế thôi.

 

Cũng có những tình cảm người ta lao vào nhau như thể không có nhau họ không sống nổi, ồn ào náo nhiệt và một thời gian sau họ xa nhau nhanh chóng cũng giống khi họ đến và lắm lúc tự hỏi lẽ nào ta đã từng yêu hoặc sao mình có thể yêu người như vậy nhỉ - đây chính là ly cà phê được uống vội vàng như một cốc nước chẳng kịp biết mùi vị nó ra làm sao. Ngược lại với điều em vừa nói có người lại yêu để đó, yêu cho có với người ta và mắt vẫn liếc tìm xem có đối tượng nào tốt hơn không. Một thời điểm nào đó khi tình yêu thoát trào, một là họ chia tay nhau hay là gắng gượng với thứ tình cảm nhàn nhạt, không vui cũng chẳng buồn đây là ly cà phê được uống quá chậm đến nỗi nó nguội người thì bỏ đi người thì tiếc nên thôi gắng gượng uống.

 

Cà phê có thể hâm nóng anh à, tình yêu cũng có thể hâm nóng bằng một đám cưới nhưng cà phê hâm lại mùi vị dĩ nhiên không như nguyên thủy và một cuộc hôn nhân không có tình yêu đủ mạnh thì hạnh phúc vẫn mãi là cái đèn treo trước gió. Đành rằng tình yêu phải hiện diện lãng mạn, hôm nay người ta có thể váy áo rực rỡ trong hôn lễ nhưng ngày mai người ta phải trút bộ cánh công chúa, hoàng tử đó để trở về đời thật và đối đầu với cuộc sống hiện tại. Tựa ly cà phê ngon là một ly cà phê có lượng đường ngọt vừa đủ nếu quá ngọt với những lãng mạn thì em tin chẳng thể uống nổi và như thế thì không còn là cà phê nữa.

 

Tình yêu và cà phê, Bạn trẻ - Cuộc sống, Tinh yeu, bao, chuyen tinh yeu, cà phê, moi tinh dau, yeu thuong

 

Tình yêu cũng đơn giản như cà phê phin vậy thôi... (Ảnh minh họa)

 

Tình yêu đến một cách tự nhiên và do tự chính mình tìm thấy chính mình pha chế vẫn là thứ tình yêu cà phê ngon nhất. Còn những mối tình sắp đặt và đối phó theo dạng: ừ thì thấy người ta cũng tốt nên thì yêu trước tìm hiểu sau. Hoặc thôi mình cũng không gì nổi trội thì không dám mơ tưởng cao xa người ngang ngang như mình là tốt nhất đây chính là cà phê pha bằng máy mùi vị y chang nhau và hàng loạt, không tệ nhưng cũng không có gì lạ tựa vô số cuộc hôn nhân nhìn thì ổn đấy nhưng có bao giờ họ nghĩ họ từng dám cháy hết mình cho một tình yêu không và họ có yêu nhau thật không? Hy vọng đó là thói quen và gắn bó với nhau bởi những hệ lụy khác để một ngày nào đó họ gặp một loại cà phê thứ ba sẽ có điều gì xảy ra đây. Nhẹ thì ''say nắng'' nặng thì uống trộm hoặc họ cố quay về ráng uống tiếp ly cà phê pha bằng máy với cái vị ngày càng nhạt.

 

Nếu ai cũng là những cậu ấm, cô chiêu sinh ra trong nhung lụa hoặc chàng là tổng giám đốc nàng là người đẹp mê hồn thì không có gì để nói ở đây, hẳn là sẽ xuất hiện một dạng tình cảm trên phim ảnh bởi chính đó là cà phê hoàn tan 3 trong 1. Nhưng mấy ai dám nói là cà phê đó ngon hơn cũng như ai dám bảo cuộc hôn nhân đó không đổ vỡ mà hình như em thấy tỉ lệ đổ vỡ còn cao hơn tựa như cái ngán khi thừa ngọt ngào của sữa và không phải mất nhiều thời gian pha người ta không thấy tiếc nuối khi từ bỏ. Nếu cho em chọn lựa em vẫn chọn cà phê phin, em thích con người ta cùng nhau đi qua nhiều thứ để hiểu và trân trọng những gì mình có hơn.

 

Có thể chúng mình khác xa nhau khá nhiều về môi trường sống, tính cách, công việc và vô số điều. Sẽ không ít lần em phải khóc vì chuyện của mình và cũng có vô số lần anh rủ người bạn thân đi nhậu và không ít lần em nhủ rằng không yêu anh nữa. Cũng như lắm khi anh nói cùng người bạn ngày mai không cần em nữa, rồi sáng hôm sau khi chúng ta bật máy điện thoại lên và nghe câu: I'm sorry... từ đối phương của mình để hiểu rằng chúng ta tựa như đường và cà phê khác biệt nhau nhưng chúng ta có dám hoà ra tan vào nhau không để tạo thành một thức uống ngon. Chúng ta có dám chấp nhận cái hay cái dở của nhau và có nghĩ sẽ bù khuyết điểm cho nhau không?

 

Anh đừng hỏi tình yêu với em ra sao và thế nào, thì anh cứ như pha ly cà phê buổi sáng, cho vừa đủ lượng cà phê và nước, chờ đúng thời gian để cafe được ngon nhất bỏ đúng tỉ lệ đường phù hợp và uống nó một cái trân trọng thi vị mà không phải là trải nghiệm anh nhé, chỉ thế thôi.

 

Em biết khi yêu người ta thường ích kỷ muốn người yêu luôn coi mình là người quan trọng, em không cho mình là ngoại lệ nhưng em không bao giờ hỏi anh: Anh chọn em hay cà phê bởi nhỡ anh chọn cà phê thì rõ khổ, mà yêu ai là yêu cả cái người ta có phải không anh?

 

Vậy thì... này anh, anh có thể yêu em như cà phê không? Tức là không thể thiếu trong mỗi ngày.

Thứ Sáu, tháng 12 02, 2011

Các loại đồ uống được cơ thể yêu thích nhất

Và cả thời điểm tốt nhất để dùng chúng nữa cơ!

 

Chào ngày mới với tách cà phê

Sự thật là uống quá nhiều cà phê sẽ gây mất ngủ và chất cafein thì không hề tốt cho sức khoẻ của teen tẹo nào. Nhưng nếu bạn cần đánh bay cơn buồn ngủ vào buổi sáng thì anh bạn này lại là lựa chọn tuyệt vời nhất. Một tách cà phê sáng sẽ giúp chúng mình tăng cường thể lực và tạo thêm năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Bật mí nè! Các ấy nhớ thêm một chút sữa vào cà phê để bổ sung thêm dinh dưỡng và cân bằng đường huyết trong máu nha!

 

 

Khoẻ mạnh suốt ngày với nước chanh

Trong nước chanh có rất nhiều vitamin C không chỉ tốt cho làn da mà theo một kết quả nghiên cứu gần đây nhất, các bác sĩ y khoa đã khẳng định nước chanh còn là loại nước tăng cường thể lực số một cho cơ thể. Anh bạn này có tác dụng kích thích thần kinh khứu giác đồng thời thúc đẩy hoạt động truyền tín hiệu của não đến các khí quan nữa. Tuy nhiên, các ấy cần chú ý không nên kết bạn với nước chanh khi bụng đói nghen!

Sữa chua dành cho XX trong kì nguyệt san

Thông thường, giai đoạn trước và trong thời kì nguyệt san, con gái thường hay thèm ngọt. Vậy nên, để hạn chế việc tăng cân, các nàng hãy bồi dưỡng ngay cho cơ thể một hũ sữa chua thay vì ăn thật nhiều bánh và đồ uống nhiều đường khác nhé! Nguyên nhân vì, sữa chua sẽ giúp teen girl “bye bye” cơn đau bụng và những triệu chứng khó chịu mà ngày “đèn đỏ” mang đến. Bên cạnh đó, bạn ấy còn cực kì tốt cho làn da và có khả năng giúp chúng mình gia tăng tuổi thọ nữa. Các ấy có thể thêm mật ong, trái cây vào cùng sữa chua để chúng có thể vừa bổ sung vitamin, vừa cung cấp lượng canxin cần thiết cho cơ thể nữa.

 

 

Tạm biệt cơn đau đầu với một ly nước ép táo

Bạn luôn trong tình trạng đau đầu vì việc học quá căng thẳng? Một ly nước ép táo thơm ngon chính là vị cứu tinh giúp chúng mình giảm stress và mệt mỏi đấy! Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng nước ép táo có công dụng giảm nhẹ các triệu chứng đau đầu, xua tan căng thẳng và giúp teen lấy lại được sự tỉnh táo nhanh chóng. Vì thế, hãy để anh bạn này đồng hành cùng chúng mình trong mỗi kì thi căng thẳng các ấy nhá!

Trà gừng nóng xua tan đầy bụng

Trà gừng có tác dụng cân bằng axit trong dạ dày, làm giảm áp lực hơi khi các ấy bị đầy bụng đó nghen! Ngoài ra, vào thời tiết giá lạnh của mùa đông, một tách trà gừng còn hỗ trợ việc phục hồi thể lực, sưởi ấm cho cơ thể và giúp chúng mình “đánh đuổi” chứng hạ đường huyết nữa cơ.

 

 

Vị cứu tinh tuyệt vời nhất – trà xanh

Trà xanh là người bạn cực kỳ đáng yêu đối với trí nhớ của chúng mình vì thế ai mà hay “quên trước quên sau” nên chăm chỉ uống trà xanh hàng ngày nhé! Không những thế, trà xanh còn có tác dụng làm sạch răng, chống sâu răng, ngăn ngừa tình trạng lão hóa của da. Tuy nhiên, các ấy nhớ là không nên uống trà xanh ngay sau bữa ăn hay khi bụng đang đói và không nên uống trà xanh quá đặc hay nhiều hơn 5 ly mỗi ngày đâu đấy!

Thứ Sáu, tháng 11 25, 2011

Quầy bar dài nhất Việt Nam

Quầy bar được lắp đặt ngay trong tiền sảnh của khu Hội nghị - Khách sạn InterContinental Sài Gòn. Với chiều dài 20m, quầy bar này bằng kích thước của 5 quầy bar thông thường tại các khách sạn lớn và gấp gần 10 lần kích thước các quầy bar tại các quán bar-nhà hàng lớn.

Đặc biệt trong đêm thi, Trung tâm kỷ lục Việt Nam đã trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam cho BTC cuộc thi ngay trong sự kiện. Với quầy bar này, hơn 700 khách tham dự đã được chiêm ngưỡng màn pha chế đặc sắc của hơn 10 bartender thực hiện cùng lúc và thưởng thức những ly cocktail tuyệt hảo do chính các bartender này pha chế để chào mừng sự kiện.

Cuộc thi Tài năng pha chế cocktail Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức bởi Hội Bartender Sài Gòn, Công ty TNHH Bacardi Việt Nam, đã diễn ra các vòng thi chung kết khu vực tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM trước đó. Đêm chung kết quốc gia với sự tranh tài gay cấn của 9 bartender xuất sắc nhất Việt Nam để giành giải thưởng lớn là chuyến đào tạo tại London với những bậc thầy về pha chế và tham gia tranh tài trong cuộc thi toàn cầu vào tháng 2/2012 tại Pueto Rico (Nam Mỹ).

 

Thứ Ba, tháng 11 22, 2011

Sành rượu

Một anh chàng say rượu bí tỉ, quần áo rách rưới tới xin việc. Chủ hãng muốn tống cổ anh say rượu đi chỗ khác chơi, nhưng vẫn muốn thử tài anh ta.

Chủ hãng ngoắc tay, và cô hầu bàn mang ra một ly rượu. Anh chàng say rượu cầm ly uống cạn, và nói: “Rượu vang đỏ loại Muscat, 3 tuổi, trồng ở miền Bắc của Napa Valley, chứa trong thùng thép!”.

“Đúng thế”, chủ hãng tuyên bố.

Chủ Hãng ra hiệu cho cô hầu bàn mang ra một ly rượu khác. Anh chàng say rượu nâng ly lên, uống cạn, lè nhè nói: “Rượu vang đỏ, Cabernet, 8 năm, trồng tại phía Tây Nam của Napa Valley, chứa trong thùng gỗ Oak!”.

Chủ hãng phục lăn!

Ông nháy mắt cho cô thư ký, ngầm ra hiệu. Cô thư ký bưng ra một ly nước tiểu. Gã say rượu mắt nhắm mắt mở, nâng ly uống cạn.

Uống xong, gã lè nhè nói: “Tóc vàng, 26 tuổi, mang thai 3 tháng…Và nếu không cho tôi việc, tôi sẽ nói tọac tên bố đứa bé!

 

Hà Nội uống như tôi biết: Đi tìm chiếc cốc vại

Biểu trưng cho ẩm thực Thăng Long là cái gì? Có thời, công ty Ăn uống Hà Nội đã chọn hình chiếc cốc vại đặt bên cái bát đang nghi ngút bốc khói.

Để tìm biểu trưng cho Hà Nội, người ta thi vẽ lô gô Hà Nội và rồi hình Khuê Văn Các được vẽ từ bên Pháp được chọn làm biểu trưng cho Thủ đô ngàn năm văn hiến. Chọn lô gô biểu trưng cho Câu lạc bộ ẩm thực Việt Nam, chúng tôi chọn hình cái niêu đất có từ thời văn hóa Đông Sơn cổ xưa. Còn biểu trưng cho ẩm thực Thăng Long là cái gì? Có thời, công ty Ăn uống Hà Nội đã chọn hình chiếc cốc vại đặt bên cái bát đang nghi ngút bốc khói. Có lẽ vị họa sỹ nào đó muốn chọn hình ảnh của vại bia hơi và bát phở Hà Nội chăng?

Phở Hà Nội thì quá rõ rồi. Còn bia hơi? Bia rõ ràng là thức uống ngoại lai nhưng trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, chẳng có nước nào dám độc quyền cho bia là sản phẩm riêng của mình. Người Hà Nội cũng có thể tự hào mà nói rằng bia hơi, là một trong những thức uống đậm đà bản sắc của dân Hà Nội. Nhiều người đã ví: người nông dân Việt hiền lành chất phác như củ khoai củ sắn. Củ sắn củ khoai củ mỉ cù mì đâu có phải là cây gốc Việt, nó là cây từ châu Mỹ nhập vào đấy chứ. Vậy nếu nói bia hơi là thức uống của người Hà Nội thì có sao đâu. Vả lại, đố ai có thể tìm ra nơi nào trên Trái đất này người ta làm ra và sử dụng bền lâu cái cốc vại uống bia như những vại bia hơi của người Hà Nội đấy.


Tôi nói cũng không ngoa. Cách đây ngót chục năm, anh bạn Jeffrey người Mỹ của tôi là một nhà nghiên cứu cổ sinh vật học có tiếng và cũng là tay sành bia có hạng đến làm việc với nhau ở Hà Nội. Việc xong, cả nhóm kéo nhau đi uống bia bên gốc cây si gần nhà hát lớn. Cả hội say khướt vì vị men bia đặc biệt Hà Nội mà theo anh bạn tôi thì nó chẳng kém bất kỳ một loại bia nào trên thế giới. Thế nhưng ở đây có một thứ mà chẳng nơi nào có được. Đó chính là chiếc cốc vại thủy tinh dầy, xanh xanh, trăng trắng, đùng đục sần sùi, cầm thì nặng tay, thành cốc đổ mồ hôi lạnh toát. Có thể nhìn rõ lớp bọt bia trắng xốp phồng trên miệng, những dòng tăm sủi bọt liên tục theo nhau nổi lên từ đáy cốc. Tha hồ nâng lên hạ xuống, chạm cạch cạch, canh cách liên tục thoải mái mà không sợ vỡ. Anh bạn tôi may mắn xin được chị bán hàng người Hà Nội tươi trẻ một chiếc cốc vại Hà Nội đem về xếp cạnh mấy chục loại cốc bia của đủ các hãng bia khác nhau trên thế giới. Cho đến bây giờ, anh vẫn luôn tự hào về hiện vật độc đáo mang đậm màu sắc Hà Nội này trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị của anh trên đất  Hoa Kỳ.

Có một lần, biết tôi là dân bia Hà Nội sang, nhóm bạn ẩm thực Pháp rủ tôi đi thưởng thức trong một quán bia bình dân ở Paris. Quen lối ăn uống xuềnh xoàng bình dân như còn ở Hà Nội, tôi bảo hãy chọn một cửa hàng nào uống bia hơi thôi (tôi nghĩ uống bia chai, bia lon thì đắt tiền vả lại, tôi cũng thích uống bia hơi hơn bia chai hay bia lon). Khi vào đến quán mới vỡ lẽ rằng bên Pháp cũng như ở nhiều nước khác, với cùng một mác bia, thì giá của bia hơi tươi là đắt hơn cả.

Thật lạ lùng là cứ mỗi loại bia được gọi ra thì người hầu bàn lại rót vào một loại cốc riêng với nhãn hiệu và kiểu cốc của hãng bia được gọi cùng chiếc đế lót cốc bằng các tông dày in lô gô của chính loại bia khách thưởng thức. Thì ra ở đây, chiếc cốc uống bia được coi như màu cờ, sắc áo của từng loại bia.

Cái cốc thủy tinh có ở Việt Nam từ bao giờ? Cốc vại Hà Nội ở đâu ra?

Cội nguồn từ "cốc"

Không biết thì hỏi . Tôi gọi điện cho giáo sư Trần Quốc Vượng:

- Thưa cụ, từ cái cốc có trong tiếng Việt ta là ở đâu ra ạ ?

Cụ trả lời ngay:

- Ồ, từ chữ "Cup" , do các giáo sĩ Tây Phương đem vào trong thế kỷ XVIII ấy mà.

Tôi cũng đã nghĩ đến chữ "Cup" hay chữ "Cocktail" trong tiếng Anh nhưng chưa dám tin ngay vì cho rằng dân ta chịu ảnh hưởng từ tiếng Pháp là chính chứ tiếng Anh vào ta hẳn là muộn hơn. Cái tách uống trà hay cà phê thì ta mượn từ chữ  "tasse" của tiếng Pháp. Còn cái cốc thủy tinh người Pháp gọi là "verre" . Nếu bắt chước từ tiếng Pháp thì phải gọi là ve , sao lại gọi là cốc?

Chưa tin ngay ở lối giải thích này, tôi lại quay số hỏi nhà ngôn ngữ học Lý Toàn Thắng.

Ông Thắng bị tôi đặt câu hỏi bất ngờ nên trả lời "Tớ không rõ lắm nhưng nếu muốn biết nó có gốc từ chữ Hán hay không thì ông nên hỏi ông Vương Lộc, chuyên gia đầu ngành, bác ấy sẽ giải thích cho".

Bác Lộc cho biết "cái cốc không có gốc từ chữ Hán mà có lẽ từ chữ "Cup" của phương Tây. Trong tiếng Việt chỉ có từ chén thôi".

Tôi nhớ có lần trao đổi với chị Xuân là người Mường gốc ở Hòa Bình thì trong tiếng Mường cũng chỉ có từ cái chén để chỉ chén rượu, chén nước.

Trao đổi lại với anh Thắng: "Cụ Vượng đã cho mình biết chữ cốc là từ chữ "Cup" của tiếng Anh mà ra và do các cha cố đem vào từ thế kỷ XVIII" Anh Thắng khuyên: "Cậu thử tra từ điển Bồ Đào Nha xem sao vì thời đó, các giáo sĩ đến Việt Nam đều dùng tiếng Bồ Đào Nha.

Bí quá, kiếm đâu ra từ điển Việt-Bồ bây giờ ? Chợt nhớ ra giáo sư Rùa học Hà Đình Đức, người có công nhiều trong việc chăm sóc cụ rùa ở hồ Hoàn Kiếm của đất Thăng Long. Ông Đức đã có thời đi gõ đầu trẻ ở Angola bằng tiếng Bồ hẳn là ông phải biết. Tôi gọi ngay đến ông Đức.

Mấy phút sau, tôi nhận được kết qủa : "Chữ cốc trong tiếng Bồ viết là COPA và cũng đọc là Cô pa!"

Tôi tạm nêu giả thuyết: "Cái cốc thủy tinh được du nhập vào đời sống, văn hóa Việt Nam chí ít cũng từ thế kỷ thứ XVIII. Đầu tiên có thể do các giáo sỹ phương Tây người Bồ Đào Nha đưa vào. Chiếc cốc tiếng Bồ gọi là Cô pa, sau đó người Việt Nam ta gọi chệch đi thành là cái cốc.

Từ "cốc vại" sau này chính là để chỉ cái cốc lớn dùng để uống bia hơi phổ biến trong nhiều năm ở Hà Nội, khác với những cốc uống nước ngọt hay uống chè, uống thạch có kích thước nhỏ hơn".    

Khách Tây với chiếc cốc vại Hà Nội tại phố Tạ Hiện

Ân tình cốc vại

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình trung lưu bình thường. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ trong nhà tôi đã có cốc thủy tinh. Có điều là những loại hình cốc trong nhà cũng có những đổi thay theo từng năm tháng.

Vào những năm 1960, ở Hà Nội xuất hiện nhiều loại cốc hơn. Có nhiều loại cốc được đúc khuôn bằng cách nấu chảy các mảnh thủy tinh vỡ rồi đúc, thổi thành  nhiều loại sản phẩm thủy tinh khác như bình dầu đèn, ống thông phong, lọ mực... Trong số các loại cốc này, đáng chú ý là một loại cốc thủy tinh dáng cao, bên thân có gờ dọc phần gần miệng không có gờ và nhẵn. Đáy cốc hơi thu lại. Thủy tinh có màu xanh lá cây nhạt hoặc trắng và có nhiều bọt. Loại cốc này thường  dùng ở các quán nước chè tươi pha đường hay bán thạch đen, thạch trắng trong các quán giải khát, các gánh hàng rong. Có thể nói đây là tiền thân của những chiếc cốc vại bán bia sau này.

Trong những năm 1970, 80, nhiều người Việt Nam có cơ hội đi học tập và lao động ở nước ngoài họ gửi về nhiều thùng đồ từ Tiệp Khắc, Liên Xô... đủ loại cốc chén khác nhau. Có những loại cốc chén pha lê cao cấp gửi về tận xứ Bô Hêm bên Tiệp Khắc hay những chiếc cốc thủy tinh trắng trong đúc khuôn rất chính xác được đóng gửi về từng thùng tận Liên Xô và bán đầy ngoài chợ. Sau này, người ta còn nhập về hàng loạt các cốc thủy tinh dày có tay cầm làm đúng kiểu cốc uống bia sản xuất từ Trung Quốc và cả loại cốc uống bia làm bằng nhựa trong, bằng sứ men nâu....

Lạ thay, nhiều loại cốc tiện dụng có dung tích chính xác và đẹp như thế nhưng hầu như những loại cốc này vẫn không được thị trường bia hơi Hà Nội chấp nhận. Tôi thì chúa ghét dùng loại cốc nhựa có quai làm giả pha lê. Cầm nhẹ tếch và khi chạm cốc nó tịt như người bị bịt mũi mà chào hỏi nhau. Bia có ngon đến mấy mà uống trong cái cốc nhựa kiểu này thì cũng coi như hỏng. Người ta vẫn chỉ ưa dùng loại cốc vại thủy tinh bọt thô cổ truyền và dung tích thì cực kỳ uyển chuyển.

Vào khoảng giữa nhưng năm 60 của thế kỷ trước, khi nhà máy bia Hà Nội được phục hồi với sự giúp đỡ của công nghệ nấu bia Tiệp Khắc, cả Hà Nội và cả Miền Bắc lúc đó  duy có  nhà máy bia trên đường Hoàng Hoa Thám là sản xuất ra bia. Bia thời đầu chỉ có mấy nhãn mác như bia Hữu Nghị, bia Trúc Bạch, bia Hà Nội... Những loại này đều đóng chai. Riêng bia hơi thì được đóng vào trong thùng thép và vận chuyển đến các đại lý nội thành. Thoạt đầu, bia bán có bơm ga CO2, do người uống chưa quen nên lượng tiêu thụ còn ít lắm. Người ta phải quảng cáo uống bia có nhiều chất bổ. Bán bia uống lẫn với đường, với si rô cho có vị ngọt, át đi cái vị đắng của hoa Hublon, cái vị không thể thiếu và đặc trưng của bia mà lúc đầu người tập uống chưa  quen. Vì tập uống nên người ta chưa uống nhiều và cái cốc thủy tinh nhỏ dùng để uống thạch, uống chè tươi được đem dùng để uống bia trong các cửa hàng mậu dịch. Không hiểu sao khi nhập dây chuyền sản xuất bia vào Hà Nội, người ta nhập cả máy móc, chai lọ nhưng lại không nhập luôn cả các loại cốc và kiểu dáng cốc như kiểu Châu Âu nhỉ?                

Dân uống bia ở Hà Nội dần dần ngày một đông lên, cung không đủ cầu. Người uống thì đòi hỏi một lượng bia cho mỗi lần uống một cao hơn. Thế là trên thị trường bia hơi Hà Nội bắt đầu xuất hiện chiếc cốc vại với dung tích ban đầu là nửa lít và giá bán là 3 hào một vại.

Thời chiến tranh, bao cấp, cảnh xếp hàng chen chúc để mua bia, uống bia diễn ra hàng ngày. Người ta ngồi xổm trên vỉa hè, trên nắp hầm phòng không để uống bia và xung quanh la liệt những cốc vại. Cả bãi bia như  một bãi chợ ngổn ngang những cốc và chút đồ nhậu sơ sài. Nhiều lúc cốc vại thiếu, người xếp hàng phải tự đi nhặt cốc, tráng cốc và xí cốc để khi xếp hàng đến lượt thì có thể mua được. Có người xếp hàng mua bia mất hàng tiếng đồng hồ. Mua được tích kê rồi nhưng khi đến cổng rót bia mà không xí được dăm chiếc cốc vại thì coi như nghỉ uống.

Thời bao cấp, bia chai Hữu Nghị, Trúc Bạch chỉ dành bán cung cấp cho một vài loại sổ đặc biệt trong cửa hàng cung cấp đặc biệt với giá ưu đãi đặc biệt. Chẳng hiểu những người đặc biệt uống những thứ bia chai đặc biệt này dùng loại cốc đặc biệt nào để mà thưởng thức? Ngoài quán bia hơi thì đủ loại người từ phó mộc, phó nề, phó cạo, thợ máy xích lô ba gác,  tài xế, bộ đội cho đến , nghệ sỹ, phó tiến sỹ, phó giáo sư, phó nháy, phó đạo diễn, phó quay phim và nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa lớn của Hà Nội vẫn bình đẳng cùng nhau ngồi xổm, ngồi bệt trên những bãi bia Mậu Dịch dân gian và tất cả đều uống chung một loại bia, một kiểu cốc vại thô kệch như nhau. Chẳng ai hơn ai.

Trên bãi bia thời chiến, thời bao cấp, người ta gặp những bạn văn kéo đến bàn chuyện văn chương thế sự, trò hầu chuyện thày, người đi công tác tỉnh xa tranh thủ tạt về Hà Nội gặp gỡ bạn bè và cả những đôi tình nhân thời chiến ở Hà Nội. Có lần tôi đã gặp hai cô cậu ngồi bên mấy vại bia. Lạ thay, có đến mấy chiếc cốc vại mà họ chỉ thay nhau uống chung một cốc. Người Hà Nội không có thói quen ôm hôn nhau ngay trên đường phố như ở nhiều nước Âu Mỹ. Hình như đôi tình nhân nọ muốn trao gửi những nụ hôn ngầm nồng thắm gián tiếp qua thành vại bia thủy tinh xù xì mộc mạc chăng? Một kiểu giao duyên ẩm thực độc đáo hiếm thấy kiểu Hà Nội?

"Hạt nhân hợp lý" trong chiếc cốc vại

Ngày nay bia Hà Nội không thiếu. Từ chỗ bia mới ra đời phải mời chào quảng cáo đến chỗ bia khan hiếm phải xếp hàng, chen chúc nằn nỉ xin xỏ mới mua nổi cốc bia rồi đùng một cái, sau thời đổi mới, nhà máy bia công, tư mở ra như nấm khắp ba miền Nam Bắc. Đâu đâu cũng nhan nhản bia hơi đủ kiểu đủ loại. Duy chỉ có chiếc cốc vại đựng bia hơi của người Hà Nội là vẫn trường tồn với thời gian. Người uống bia vẫn ngày ngày cụng ly bằng những chiếc cốc vại xù xì thô kệch muôn thuở.

Cái gì tồn tại được thì phải có cái hợp lý của nó chứ? Vậy là tôi thử đi tìm cái "hạt nhân hợp lý" trong chiếc cốc vại  xù xì của bia Hà Nội xem sao.

Ừ, cốc bia thì phải lớn. Dân uống bia mấy ai nhâm nhi. Đời thủa nhà ai lại đi uống bia trong cái chén hạt mít bao giờ. Vại là loại cốc lớn chỉ để uống bia. Hợp lý quá đi chứ!

Uống bia  phải có bạn có bè, có không khí. Phải nâng lên, hạ xuống liên tục mới vui chứ. Chẳng lẽ lại chạm cốc bằng cái cốc nhựa mỏng tanh nhẹ bỗng?. Phải dùng cốc vại thủy tinh mới chạm thoải mái, mới vui!

Bia hơi phải giữ lạnh. Cốc vại vừa dày, có bọt lại là thủy tinh nên dùng cốc vại để uống bia thì còn gì cho bằng?

Cốc vại làm từ thủy tinh tái chế.  Nhỡ cốc có vỡ bỏ vào lò nấu  lại có cốc mới. Tuyệt vời! Chẳng lo ô nhiễm môi trường như những vật liệu lâu hủy và không tái chế được. Ai dùng cốc vại là người có ý thức bảo vệ môi trường!

Giá thành một chiếc cốc vại ngoài chợ chỉ ngót nghét ngàn bạc, không bằng một lần gửi xe. Rẻ quá ! có lỡ tay đánh vỡ dăm chiếc cốc thì cũng chẳng thiệt thòi gì. Nhà hàng nào mà chẳng thích.

Còn một điều "vô cùng hợp lý" và cũng "vô cùng bất hợp lý"  nữa mà tôi  xin cứ xổ toẹt ra đây là cái cốc vại tuy to mà lại nhỏ. Trông to như thế nhưng thủy tinh lại rất dày, chẳng theo một khuôn khổ nào cả. Bạn đã ăn nem chua, bánh gai bao giờ chưa? Trông cái nem, cái bánh thì to thế nhưng bóc hết vỏ độn thì phần ruột chỉ nhỉnh hơn cái kẹo bột hay cái lưỡi mèo. Vậy mà ai cũng thích chọn của to. Thế thì cứ độn cho to. Cái cốc vại trông to thế nhưng lượng bia chứa trong bụng cốc chẳng đáng là bao. Không tin xin cứ đong thử thì biết.

Tất cả mọi điều đều hợp lý nên nó mới tồn tại. Riêng điều cuối cùng này, nó chỉ hợp lý với người bán hàng chứ với chúng tôi, những người bạn thân thiết của bia hơi Hà Nội, nó chẳng hợp lý chút nào. Thật vô lý mà nó vẫn cứ tồn tại, trái với mọi quy luật của sự tiến bộ.

Ôi, cuộc sống trầm luân ngót bốn chục tuổi đời của cái cốc vại Thăng Long Hà Nội cũng thú vị lắm thay!

TS Vũ Thế Long (Chính phủ)

Thứ Sáu, tháng 11 18, 2011

Nghề Bartender - một lựa chọn thú vị của giới trẻ

Bắt đầu nở rộ vào khoảng cuối năm 2010, cho đến nay nghề bartender (pha chế rượu) đã trở thành một trong những lựa chọn "hot" của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp PTTH.

 

Nếu như cách đây nhiều năm, nghề bartender (nhân viên pha chế rượu) vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ và là một trong những nghành nghề thuộc vào loại "hiếm" thì những năm gần đây, nghề nghiệp này đã bắt đầu được giới trẻ chú ý nhiều hơn và trở thành một trong những nghề nghiệp "hot" đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Bartender: đầy hứng thú và khó trụ lâu với nghề

Thực tế cho thấy, với tình hình các quán bar, cafe cao cấp ngày càng được mở ra nhiều như hiện nay thì nhu cầu cần tuyển các bartender cho quán càng trở nên nhiều hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho nghề nghiệp này càng trở nên thu hút giới trẻ. Hơn thế nữa, việc trở thành một bartender cũng là một con đường đầy lý thú dành cho các bạn trẻ không chọn cánh cửa đại học để bước vào đời. Và cuối cùng, đây cũng là một trong những nghành nghề mang về thu nhập thuộc vào loại khá trong xã hội.

Các bạn trẻ của CLB Park Club học tung hứng trong công viên Gia Định

Trước đây, để có thể trở thành một bartender thì đa phần đều học theo kiểu "truyền nghề", người trước truyền lại cho người sau, vừa làm vừa kèm, lâu dần thì thành nghề. Nhưng bây giờ thì nó đã được nâng cấp hơn nhiều khi được đưa hẳn vào là một trong những môn học của các trường nghiệp vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn và dẫn trở nên phổ biến hơn. Các bạn trẻ yêu thích nghề không còn gặp nhiều khó khăn để chọn nơi "tầm sư học đạo" như ngày trước. Các trung tâm văn hóa cũng không đứng ngoài cuộc khi nhu cầu học nghề của các bạn trẻ ngày càng nhiều. Rất nhiều trung tâm đã mở các lớp đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn với nghề bartender. Tại Hà Nội, tuy có nhiều cơ sở nhưng được nhắc đến nhiều nhất vẫn là 3 nơi: trung tâm giải pháp đồ uống quốc tế Interbeso, trường Trung cấp Hoa Sữa và trung tâm dạy nghề Quả táo vàng. Còn tại Tp Hồ Chí Minh thì lại càng đa dạng hơn nhiều với hàng chục địa chỉ uy tín như: trường Nghiệp Vụ - CĐ nghề Du Lịch Sài Gòn, trường Trung học Công nghiệp TP.HCM, và một số nhà văn hóa quận huyện cũng có mở lớp đào tạo. Các câu lạc bộ (CLB) bartender cũng được thành lập khá nhiều với mục đích vừa rèn nghề, vừa đào tạo cho những bạn trẻ yêu thích nghề cũng nở rộ như CLB bartender của Trường trung cấp Nghiệp vụ du lịch khách sạn TP.HCM, CLB bartender của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ CLB bartender của Trường ĐH Hoa Sen hay quy mô nhỏ hơn là nhóm bartender “Park Club” tại công viên Gia Định.Tại Đà Nẵng, các bạn trẻ đam mê nghề này có thể đăng ký học nghề tại Trung Tâm Việc Làm Phụ Nữ Đà Nẵng - Số 02 Phan Châu Trinh - Điện thoại :0511.3832896 hoặc truy cập webside http://bartender.forumvi.com (Diễn đàn Bartender do Thầy và các bạn trong các lớp Pha chế tại Trung tâm lập ra để học tập và trao đổi kinh nghiệm)

Một tiết học tại Trung tâm

Tuy nhiên, đi cùng với những thuận lời mà nghề mang lại, bartender lại có một môi trường làm việc khá nhạy cảm là các bar, vũ trường và dĩ nhiên là không thể không tiếp xúc với rượu. Và đi kèm với nó là những "cám dỗ" mà không phải ai cũng có đủ nghị lực và ý chí để vượt qua ở những nơi như thế này. Với nam bartender còn dễ thở nhưng với nữ bartender thì lại càng "nguy hiểm" hơn trong môi trường này. Chính vì thế mà dù đang là một nghề "hot" nhưng đây lại không phải là một nghề nghiệp mà có thể dễ dàng trụ lâu được với nghề. Rất nhiều bạn trẻ sau một thời gian học, khi "ra nghề" và tiếp xúc với mối trường của nghề đã phải ngậm ngùi chia tay khi không thể thích nghi được lâu dài. 

Nhưng vẫn vươn tầm ra thế giới

Với đặc thù của nghề mang nhiều yếu tố nghệ thuật ở phần tung hứng biểu diễn, các giải đấu bartender cũng thường xuyên được tổ chức. Không chỉ tại Việt Nam mà các bartender đã bắt đầu có những bước chinh phục tại khu vực quốc tế. Những năm gần đây, những cái tên Việt đã bắt đầu xuất hiện tại các cuộc thi lớn mang tầm quốc tế quốc tế như giải đấu Bartender Châu Á - Thái Bình Dương hay Bar Pro Flair Châu Á (vừa diễn ra vào tháng 8/2011) và mang về giải thưởng lớn như Võ Tuyết Thùy Trang - giải nhì Bartender Châu Á - Thái Bình Dương 2010.

Năm 2007, đã từng có một cuộc thi dành cho các bartender lớn tại Việt Nam, nhưng lúc này kết quả không được như ý muốn khi các bartender Việt vẫn còn khá nhiều bỡ ngỡ với nghề. Lúc này, thậm chí các bartender nổi tiếng của các nhà hàng, khách sạn lớn cũng bị giới chuyên gia đánh giá thấp. Năm 2011, cuộc thi của giới bartender đã được trở lại với tên gọi "Tài năng Pha Chế Cocktail Việt Nam" và được tổ chức với quy mô trên toàn quốc đã thu hút được rất nhiều bartender đến từ các nhà hàng khách sạn lớn trong nước tham gia. Vòng chung kết vừa qua đã chọn ra 9 thí sinh tài năng nhất từ 3 miền để tham gia tranh tài. 

Kết quả chung cuộc, bartender Nguyễn Hoàng Đức đến từ Khách sạn Intercontinental Asiana Saigon Hotel (Tp.HCM) giành Giải Vàng chung cuộc. Thí sinh Bùi Việt Chỉnh đến từ Tp.HCM giành Giải Bạc và Lê Hồng Nhân Thiện đến từ Hà Nội giành Giải Đồng. 

Sau 4 năm, tay nghề của các bartender Việt đã được cải tiến rất nhiều nhất là ở các pha tung hứng rượu - phần bị đánh giá kém nhất năm 2007. Nguyễn Hoàng Đức - người chiến thắng trong trận chung kết đã được trao giải “Bacardi Legacy Cocktail Competiton” của năm ở Việt Nam, kỉ niệm chương “chuyên gia pha chế triển vọng (Most Promising Mixologist Certificate)”, và đặc biệt là một tấm vé (Diamond Ticket) sang Puerto Rico để tham dự vòng chung kết thế giới về pha chế cocktail vào ngày 3/2/2012 nhân kỷ niệm 150 thành lập của hãng rượu danh tiếng Bacardi. Sau cuộc thi, anh cũng được tham gia một khóa huấn luyện pha chế cocktail chuyên nghiệp 3 ngày tại London cùng các bartender khác đến từ khắp nơi trên thế giới với sự huấn luyện của “Huyền thoại pha chế” - Puerto Rico.

Như vậy, có thể thấy, dù môi trường làm việc có nhiều "cám dỗ" nhưng cùng với nhiều nghành nghề khác, nghề bartender đang có một sự phát triển rất đáng kể tại Việt Nam và bắt đầu thu hút được sự quan tâm của thế giới. Giải thưởng "Tài năng Pha Chế Cocktail Việt Nam" không chỉ là một cơ hội để các bartender có thêm sân chơi để cọ xát, thi đấu tay nghề mà còn là dịp để nghề bartender  khẳng định chổ đứng của mình trong làng nghề Việt Nam - vốn rất đa dạng và phong phú.
Theo MaskOnline

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng