Thứ Sáu, tháng 12 30, 2011

Phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

1.001 cách làm giả

GS.TS Hoàng Đình Hòa, Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dù rượu của Việt Nam hay rượu Tây đều có nhiều cách làm giả. Đối với rượu Việt Nam, nếu giả thì thường là họ dùng cồn công nghiệp và phẩm màu, nhưng đối với rượu ngoại thì có nhiều cách giả hơn.

 

 

 

a
Các nắp rượu thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại.

Có người làm giả nhãn mác bằng cách thu mua chai cũ, đóng nhãn mác mới, có người làm giả nút chai, có người lại làm giả chất lượng bằng việc pha chế rượu trắng với một tỉ lệ nhỏ rượu "xịn" cộng với chất tạo màu xanh, đỏ, sẫm tùy theo từng loại rượu, sao cho màu sắc giống với màu thật. Nhưng thường có 2 kiểu chính là rượu "quốc lủi" pha màu và rượu ngoại thật pha với rượu nội.

Với cả 2 thủ đoạn trên, các công đoạn từ súc chai, dán tem, vô nước, ấn nút đều bằng thủ công. Bằng "công nghệ" này, các đối tượng làm rượu giả đã tung ra thị trường hàng triệu chai rượu giả của các thương hiệu nổi tiếng như Red Label, St-Remy, Hennessy, Chivas, XO, Gold King...

Sự độc hại cho người dùng thì còn phụ thuộc vào hàm lượng và những "mánh khóe" của họ. Nếu dùng lượng cồn công nghiệp thì thường nhiều tạp chất, nếu dùng phẩm màu pha chế hàm lượng cao thì ảnh hưởng tới gan, thận, hệ thần kinh của người dùng là điều không tránh khỏi, và nhẹ thì chúng ta cũng bị lơ mơ, nhức đầu.

Nhận biết phải có kỹ năng

Ông Lý Ngọc Thắng, đội trưởng Đội Quản lý thị trường 3A, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, năm nay rượu giả có giảm so với những năm trước và họ ngày càng làm giả tinh vi hơn nên người tiêu dùng có kỹ năng mới nhận biết được.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm như: Thứ nhất là nhìn vào tem chai rượu đóng trên chai và nhãn mác phải trùng nhau. Thứ hai là nắp chai. Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật...

Thứ ba là màu rượu, đây là đặc điểm rất khó, và thường người sản xuất rượu chính hãng và người dùng chuyên nghiệp mới nhận ra được. Thông thường màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục... Thứ 4 có thể về mức rượu trong chai. Thông thường các chai rượu ngoại được đóng nắp tự động nên mức rượu rất bằng nhau, vì vậy nếu thấy chai nào khác biệt có thể nghi ngờ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết thêm, rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng hoặc ngửi, nếu thấy có mùi sốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

Tử vong do ngộ độc thực phẩm chủ yếu là rượu

TS  Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Quản lý Ngộ độc, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cảnh báo, rượu giả được làm rất tinh vi và phổ biến, rất khó phân biệt. Nhận biết rượu giả dựa vào hai chỉ tiêu chính là cảm quan và chất lượng. Về cảm quan xem xét trên nhãn mác, các chỉ tiêu công bố của nhà sản xuất... để biết về chất lượng rượu.

Nhưng thực tế ở nước ta, các chỉ tiêu này ít được biết đến, hơn nữa, có quá nhiều rượu ngoại, rượu lại được sản xuất ở nhiều nước khác nhau và phải biết được rượu thật từ đó mới biết rượu giả nên thực tế có khi mua phải rượu giả cũng không biết... và đó chính là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt cái chết. Tình trạng chết do thực phẩm rất ít, đa phần là độc tố tự nhiên, còn hầu hết là do uống rượu.

Rượu giả được pha chế chủ yếu từ cồn công nghiệp rượu Methylic (rượu Methanol - CH3OH). Rượu Etanol (rượu đảm bảo) uống nhiều cũng gây ngộ độc nhưng còn đào thải được qua thận, gan...

Còn Ethanol không đào thải được, đi qua phổi là nguyên nhân khiến hàng trăm người chết ở Ấn Độ vừa qua. Đây là loại chất độc mạnh, chỉ cần uống 5 - 15ml có thể gây ngộ độc nặng (mệt lả, mạch nhanh, hạ huyết áp, giảm cảm giác, rối loạn ý thức, giảm phản xạ, hôn mê...), 15ml trở lên là gây mù loà, 30ml có thể gây tử vong.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

☺ Các bạn có thể viết lời bình của mình cho bài viết, và tuân thủ một số quy tắc sau:
» Các bài comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Hãy để lại tên của bạn khi bạn post bài comment, để mình có thể dễ dàng trả lời comment của bạn khi cần.

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng