Nhiều khi đồ uống nói lên tính cách con người nhiều hơn cả cung hoàng đạo của họ.
Nhưng cũng có người chọn whisky đơn giản vì đó là whisky, là thứ đồ uống có cồn được đa số mày râu ưa chuộng trên thế giới. Thế nên cũng phát sinh nhiều chuyện “đúng” và “sai” xung quanh whisky.
Thưởng thức sao cho đúng
Trước nhất, có một điều mà tay rượu nào cũng nên biết, rằng không có quy tắc chuẩn nào mô tả chuyện uống hay tán tụng whisky đúng cách.
Nếu có ai đó nói với bạn nên thêm đá vào ly whisky của mình, bạn không nên nghe lời người ta, bạn cũng chẳng cần thêm đá vào. Bạn chỉ cần đứng trên một chân và uống ly rượu của mình…sau đó trả lời lịch sự rằng đây là kiểu bạn uống và whisky thì mỗi người uống mỗi kiểu.
Tuy vây, ở châu Âu, các tay rượu lão làng thường khuyên các ai mê rượu trẻ tuổi rằng một người không nên uống rượu có tuổi nhiều hơn tuổi của mình, và thường thì người trẻ nên chọn whisky trẻ, chứ chớ nên đụng vào những chai vintage lâu năm. Whisky già hay trẻ được tính dựa vào số tuổi ghi trên nhãn chai, riêng whisky già thường được tính 30 năm tuổi trở lên.
Chọn single-malt hay blend whisky
Mặc dù nhu cầu trên thị trường cho những chai single-malt whisky cứ tăng đều đều, nhưng thực tế với những tay say túy lúy bởi whisky thì cứ trong 20 ly họ uống, lại có tới 19 ly là blend whisky.
Dù blend whisky thường mang tiếng “hỗn tạp” vì là sản phẩm pha trộn của vài loại whisky ủ mạch nha (single malt), sau đó lại được trộn lẫn với whisky ủ lúa mạch (grain), nhưng thực tế, một vài chai whisky ngon và đắt nhất thế giới lại là Scotch blended whisky.
Nhiều loại blend whisky chỉ dùng những loại whisky ủ mạch nha ngon nhất để pha trộn. Và những nốt vị tinh túy làm nhiều kẻ mê mẩn lại đến từ những thùng gỗ sồi lâu năm và kĩ năng pha trộn bậc thầy những nghệ nhân nấu ủ blended whisky.
Lâu năm, hiếm có và đắt đỏ
Không phải whisky càng phải “già” hay càng đắt đỏ thì mới ngon, dù những nhà sản xuất hàng rượu hàng đầu thế giới như Chivas Brothers luôn đề cao số tuổi của Chivas Regal, The Glenlivet, và Royal Salute.
Whisky thường trở nên hiếm hơn và đắt hơn sau 20 năm nấu ủ, nhưng cũng không cần thiết để chúng được ủ lâu hơn nữa. Có “già” thêm nhiều năm nữa thì loại whisky đó vẫn không thể hợp khẩu vị của tất cả các tay rượu.
Vài loại whisky đặc biệt sẽ trở nên ngon hơn sau 25 năm, hoặc 30 năm, thậm chí 40 năm ủ trong thùng gỗ sồi, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng phải chi một khoản kha khá để sở hữu vị ngon “già” này.
Trong khi đó, cũng có nhiều loại khác có được vị rượu ngon lạ chỉ sau vài năm ủ. Thế nên, nếu xét theo điểm này, ai uống whisky cũng có hai lựa chọn: chọn ngon-rẻ hay ngon-đắt?
Anh nói “whisky” - Tôi nói “whiskey”
Từ whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736, xuất phát từ “usisge beatha” trong tiếng Gaelic tại Scotland và Ireland, nghĩa là "nước của cuộc sống" (sinh thủy). Sau đó ra đời khái niệm “whisky” và “whiskey”.
Mặc dù phát âm tiếng việt của hai từ này đều là “Uýt ki”, nhưng sự khác biệt trong chữ “e” chỉ ra sự khác biệt lãnh thổ của từng loại whisky.
Người Scotland hay dùng “whisky” trong khi người Ireland chuộng “whiskey”. Người Mỹ cũng thường dùng cách phát âm “whiskey”, ngoại trừ có một vài nhà sản xuẩt như Maker’s Mark, chọn “whisky”. Nhật Bản, Canada thì lại phát âm như người Scotland.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
☺ Các bạn có thể viết lời bình của mình cho bài viết, và tuân thủ một số quy tắc sau:
» Các bài comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Hãy để lại tên của bạn khi bạn post bài comment, để mình có thể dễ dàng trả lời comment của bạn khi cần.