Thứ Tư, tháng 6 24, 2009
Vài Nghi Thức Cần Biết Khi Uống
Vài Nghi Thức Cần Biết Khi Uống
Nếu như uống trà trở thành một loại nghệ thuật ẩm thực độc đáo ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc... thì rượu cần của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi miền Trung Tây Nguyên cũng có những quy luật riêng, khi thưởng thức được nâng lên thành nghi lễ uống rượu cần của đồng bào miền núi nước ta.
Mỗi vùng đất ở nước ta đều có một loại rượu mang hương vị độc đáo riêng biệt. Miền Bắc có rượu làng Vân, hoặc rượu cúc, rượu sen, rượu hoa cau; ở Bình Định là rượu Bàu Đá, rượu nếp nức tiếng nhiều nơi; còn miền Nam là rượu nếp than, Gò Đen.... Hầu hết các loại rượu miền xuôi đều được chưng cất từ cơm gạo hoặc ủ từ hoa quả. Còn ở miền núi, đồng bào dân tộc có loại rượu cần ủ bằng bắp, mì hoặc cơm gạo đựng trong ghè không kém phần độc đáo, hấp dẫn.
Nồng độ rượu cần không cao như rượu gạo miền xuôi, thế nhưng khi đã say thì cũng không kém phần dữ dội. Có lẽ tên gọi rượu cần là xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo. Đồng bào dân tộc dùng loại cây trúc, tre thân rỗng, dài gần 1 mét cắm vào tận đáy ghè để uống. Trong cùng một ghè nhưng có chỗ ngon hoặc chua, nhạt... vì vậy, nếu không ưng ý, có thể rút cần và găm vào chỗ khác ngon hơn.
Ghè rượu làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang nét văn hóa riêng của từng dân tộc. Trước khi vào cuộc, người ta buộc ghè rượu vào cột nhà, rửa sạch bó cần và chuẩn bị bầu nước sạch. Để mời rượu, chủ nhân cởi bỏ lớp lá ở miệng ghè, đổ nước đầy ghè và cắm cần vào. Rượu cần được uống từng đôi nên khi nhập cuộc thường có mối giao hòa, thân thiện lớn. Trước khi uống, chủ nhân không quên dùng một thanh tre làm nấc thang đo tửu lượng của từng người. Rượu uống đến đâu, nước ở miệng ghè vơi tới đó. Đến vạch đã định lại đổ thêm nước vào và chuyển cần cho người khác.
Cũng như uống rượu đế ở miền xuôi, nếu theo cung cách chính thống, nguyên tắc uống rượu cần cũng không kém phần độc đáo, mang nét văn hóa giao tiếp đặc sắc. Khi được mời rượu, khách phải đón cần bằng tay phải hoặc hai tay, vì đối với đồng bào miền núi, cầm bằng tay trái là tỏ ý khinh họ. Lúc nhận lời uống thì phải uống thực lòng vì khi cùng uống, chủ nhân thường nhìn thẳng vào mặt để xem thử khách có thực tình không và cũng nhằm bày tỏ sự tôn trọng, mối thiện cảm. Cho nên dù không quen uống rượu, đã ngậm cần là phải uống, đến một mức nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lại cần. Ở một số nơi, khi cắm cần vào ghè cần phải thận trọng vì nếu vô tình cắm lộn đầu dễ bị hiểu lầm là hành động khiêu khích... Đó là một số nguyên tắc giao tiếp truyền thống trong các cuộc rượu của đồng bào miền núi. Vào những ngày lễ tết, quanh ché rượu cần còn là những cuộc trò chuyện mang nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hóa truyền thống. Những kinh nghiệm làm ăn hoặc bao mối tình trong sáng, bao điệu nhạc, lời thơ... đã nảy sinh từ cần rượu vút cong và ánh nhìn tin tưởng, trìu mến...
Ngày nay rượu cần đã du nhập xuống khu vực miền xuôi. Vì thế, nó cũng được “Kinh hóa” bằng nhiều hình thức phong phú hơn. Thay vì đổ nước lã vào ghè, ở một số nơi người ta dùng nước dừa non hay sang hơn còn đổ bia vào để uống. Thế nhưng, rượu cần vẫn luôn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo mà không gì có thể thay thế được.
Posted by
Soigiadncodoc
Labels:
Các bài về Rượu,
nghệ thuật ẩm thực,
nghi thức uống,
RƯỢU VANG,
VĂN HOÁ UỐNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
NHẬN XÉT CỦA BẠN :
Bài đăng
-
1. Cocktail – Nét Văn hoá đa quốc gia Khi ban hành luật cấm rượu được ban hành ở Mỹ, chắc những nhà làm luật chẳng ngờ rằng họ đã tạo đi...
-
Thời xưa, loại mỹ tửu này chỉ dành riêng cho vua chúa thưởng thức, trước hết vì chất lượng hảo hạng và sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu...
-
Nếu bạn là một tín đồ của các đồ uống có hương vị cà phê, những loại cocktail sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn không thể từ chối. Black Russia...
-
Chai bia ”nặng” nhất thế giới Một nhà máy bia ở Scotland, Vương quốc Anh đã cho ra đời chai bia có nồng độ cồn cao nhất thế giới, lên tớ...
-
Ai một lần tới thăm Tây Giang (Quảng Nam) mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. Nhưng thú vị hơn là c...
-
Cocktails - ảnh rafters-milwaukee.com Betsy, cô gái phục vụ rượu trong một quán rượu ở Hall’s Corners, Newyork, chuyên phục vụ loại rượu ...
-
Rượu ngon hay dở, không phải ở chính nó, mà là do bạn có tâm tình gì lúc uống. Một người ôm nổi thống khổ, dù rượu ngon bậc nhất thiên hạ, u...
-
Hơn bốn năm trước, Trần Ngọc Lâm – bartender làm việc tại Wine Bar, tầng 23 khách sạn Sheraton Saigon (ảnh trên), không nghĩ rằng cuộc đời...
-
Lịch sử về rượu và văn hoá uống trên thế giới của Tiến sĩ David J. Hanson Rượu là một sản phẩm đã mang lại nhiều tính năng cho loài người...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
☺ Các bạn có thể viết lời bình của mình cho bài viết, và tuân thủ một số quy tắc sau:
» Các bài comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Hãy để lại tên của bạn khi bạn post bài comment, để mình có thể dễ dàng trả lời comment của bạn khi cần.