Thứ Sáu, tháng 5 16, 2014

Thưởng thức vang: Sommelier, anh là ai?

Nếu như việc chọn lựa các giống nho, nếm thử, quyết định thời gian cất ủ và thời điểm chiết ra chai là nghề đặc thù của các winemaker thì việc giới thiệu, tư vấn vang nào phù hợp với món ngon nào ở các nhà hàng là nghề của sommelier.

 


Do nghề làm vang và thưởng thức vang ở Pháp đã phổ biến và nổi tiếng thế giới từ rất lâu nên đến nay "sommelier", một từ tiếng Pháp có nguồn gốc từ saumalier (tiếng Pháp cổ vùng Provence) có nghĩa là người dắt ngựa (hoặc lừa hoặc bò) chở hàng, vẫn là từ duy nhất để chỉ chuyên gia tư vấn vang ở nhà hàng, khách sạn. Một trách nhiệm khác của sommelier là chọn mua vang, cất giữ và bảo quản trong hầm vang của nhà hàng.

Những loại cocktail tuyệt ngon giải nhiệt cho mùa hè.

Cùng điểm một số loại cocktail tuyệt ngon như Sangria, Pina Colada, Pisco Sour... có thể giúp bạn "đánh tan" cái nóng nực của ngày hè đang dần lan tỏa.

1. Sangria, Tây Ban Nha

Những loại cocktail tuyệt ngon giải nhiệt cho mùa hè - Ảnh 1

 

Tại Tây Ban Nha có 3 loại cocktail Sangria truyền thống. Dù cách pha chế có biến tấu thế nào thì ly Sangria luôn có những đặc trưng là sánh quyện, thơm hương vị của các loại rượu và phảng phất hương thơm mát dịu của các loại hoa quả.

Thứ Tư, tháng 5 14, 2014

Những quy tắc bàn ăn tại nhà hàng

Đã bao giờ bạn để ý tới chuyện sẽ để khăn ăn ở đâu khi đứng dậy, gọi chai vang thế nào cho đúng, hay ai là người thanh toán bữa ăn?

Có một số quy tắc chung khi bạn dùng bữa tại các nhà hàng: Không nói khi thức ăn đang đầy miệng, không kể chuyện cười thô tục trong bữa ăn và lấy tay che miệng khi ho.
Tuy vậy, đã bao giờ bạn để ý tới chuyện sẽ để khăn ăn ở đâu khi đứng dậy, gọi chai vang thế nào cho đúng, hay ai là người thanh toán bữa ăn? 
Bà Patricia Napier-Fitzpatrick là chuyên gia giảng dạy tại trường The Etiquette School of New York - chuyên mở các khóa học về cách hoàn thiện con người và chuẩn mực ứng xử xã hội, cuộc sống, đặc biệt là về các quy tắc ăn uống, cộng tác công việc.
Bà Napier-Fitzpatrick từng xuất bản cuốn sách về quy tắc bàn ăn có tên "The Art of the Meal: Simple Etiquette for Simple Everyone". 
Dưới đây là những quy tắc bàn ăn cơ bản mà chuyên gia Napier-Fitzpatrick chia sẻ trong cuốn sách:
Luôn mặc đẹp

Bà Napier-Fitzpatrick cho biết "Tôi vẫn tin rằng đàn ông nên mặc áo khoác tới bữa tối. Nếu người đó ăn tối với khách hàng - đặc biệt là những khách hàng ngoại quốc có phong cách chỉn chu - họ nên mặc áo khoác thắt cà-vạt".
"Riêng phụ nữ thì mặc đầm hoặc vét đều được, nên đi giày thay vì đi xăng-đan".

Không đặt điện thoại, chìa khóa hay ví lên bàn

Để những vật dụng cá nhân như thế lên bàn không những khiến người đối diện phân tán tập trung mà còn khiến phục vụ bàn "thêm việc".

Để đối tác gọi đồ trước

Nếu bạn mời một người khác đi ăn cùng mình, bạn nên đề nghị họ gọi đồ trước, nhất là khi đó là đối tác nữ. Trong trường hợp khi bồi bàn xuất hiện, đề nghị bạn và đối tác gọi món, người mời có thể mở lời bằng câu "Tốt nhất là để bạn của tôi gọi đồ trước nhé?!".

Thanh toán trước, nếu bạn là người mời đối tác đi ăn
Ai mời đối tác đi ăn, người đó nên là người thanh toán. Ngoài ra, người mời nên thanh toán chi phí bữa ăn trước khi ngồi xuống dùng bữa. Bà Napier-Fitzpatrick nhấn mạnh "Với phụ nữ, nếu đi ăn ở một quốc gia mà nam giới đóng vai trò lãnh đạo nhiều hơn nữ giới, bạn nên thực hiện triệt để quy tắc này".

Đừng nói với một người sành rượu về số tiền bạn sẽ chi cho rượu

Theo bà Napier-Fitzpatrick, bạn nên nói với phục vụ bàn những món bạn thích, đề nghị họ gợi ý về những loại rượu bạn có thể chọn trong khả năng tài chính của mình. Có thể bồi bàn không sành rượu, nhưng chắc chắn anh ta "sành" về giá rượu hơn bất kì thực khách nào của nhà hàng.
"Tôi nói với người khác rằng đừng tỏ vẻ ta đây là người sành rượu. Làm vậy có khiến bạn trông có chút gì lố bịch?! Với rượu, tất cả những gì cần làm là khi rượu đến, nhấp môi, và thưởng thức vị rượu trong miệng".

Không trả lại chai rượu đã khui

Quy tắc ở đây là, người uống nên giữ chai rượu cho dù có không thích vị của nó đi chăng nữa, bởi vì phục vụ bàn đã khui chai rượu vì bạn yêu cầu như thế. Trong trường hợp chai rượu quá tệ so với vị giác của bạn, bạn có thể lịch sự nói với bồi bàn lí do ngưng dùng rượu của mình.

Không chụp ảnh đồ ăn trên bàn nếu bạn dùng bữa với khách
Napier-Fitzpatrick bật cười khi nói "Mọi người bây giờ lại đang bắt đầu trào lưu này. Tôi thấy chuyện chụp ảnh sẽ là bình thường nếu nó không làm phiền khách tiệc hoặc bạn "kín đáo" chụp ảnh".
"Nhưng trong trường hợp bạn đang dùng bữa tối với đối tác của mình, tôi khuyên bạn không nên làm thế. Nhưng ngược lại, nếu đối tác của bạn đề nghị chụp ảnh, bạn cứ để người ta tự nhiên".

Học cách để khăn ăn đúng chỗ

"Nếu bạn được một đối tác mời đi ăn, bạn nên đợi người đó đặt khăn ăn của anh ta/cô ta lên đùi họ, rồi mới bắt đầu ăn, Napier-Fitzpatrick nói. "Và nếu bạn đứng dậy, khăn ăn nên nằm ở chỗ ngồi của chính bạn".
"Nếu đã ăn xong, bạn nên đặt khăn ăn lên phía bên tay trái đĩa ăn của bạn. Nên nhớ không cần gấp khăn nhưng nên để khăn gọn gàng. Trường hợp này cũng nên đợi người chủ tiệc làm trước, rồi mới làm theo".

Không với tay ngang qua bàn để mời người khác thử món ăn của mình

"Nếu đi ăn với một người chỉ quen mà không thân, hoặc đi ăn với đối tác kinh doanh, bạn rất nên tránh việc với tay qua bàn để mời đối tác thử một chút đồ ăn trong đĩa của mình", chuyên gia này nói.
"Nếu đi ăn với người quen, thân, bạn nên cho một phần đồ ăn đó ra đĩa khác và đưa cho họ nếm thử".

Không hét lên để gọi phục vụ bàn trong nhà hàng
Nên nháy mắt ra hiệu với bồi bàn thay vì lớn giọng gọi họ từ xa. Nếu điều này không hiệu quả, bạn có thể giơ tay phải với ngón trỏ giơ thẳng để thu hút chú ý từ bồi.

Trả lại món ăn nấu không đúng ý

Nếu không ưng ý với đồ ăn được phục vụ (thịt quá tái, đồ ăn nấu không đúng ý mình), bạn nên đưa lại đồ ăn cho phục vụ bàn.
"Nhưng nếu tôi là chủ tiệc, tôi vẫn sẽ ngồi ăn cho dù đồ ăn không được nấu đúng như ý tôi muốn. Điều này tránh cho những người khác không phải đợi tôi đổi món mới hoặc cảm thấy khó chịu", Napier-Fitzpatrick nói.

Gọi số đồ ăn tương đương với số món ăn của đối tác

Giả sử đối tác của bạn gọi 3 món mặn, bạn cũng nên yêu cầu bồi bàn 3 món mặn khác. Điều này giúp bạn và đối tác dễ có thiện cảm với nhau. Chú ý ăn từ tốn - sau vài lần nhai có thể dừng lại để "ăn chậm". Bạn nên chú ý qui tắc này nếu bạn là chủ tiệc và không khiến người khác phải ăn nhanh vì thấy bạn "cũng" ăn nhanh.

Không để dao dĩa qua một bên đĩa khi đã ăn xong

Napier-Fitzpatrick bật mí rằng đây là "mã dịch vụ ngầm" cho đội ngũ bồi bàn. Chính cách bạn xếp dao dĩa trên đĩa sẽ giúp bồi bàn biết rằng bạn đã ăn xong rồi hay mới chỉ dừng thôi. Khi đã xong bữa ăn, bạn nên tuân thủ đúng qui tắc 10:20.
Quy tắc này như sau: Hình dung đĩa ăn là một mặt đồng hồ. Đặt dao và dĩa trong vị trí 10h20 với các phần đầu nhọn tương ứng điểm 10h và các phần tay cầm tương đương điểm 20 phút. Lưỡi dao nên hướng về phía người dùng. Đầu dĩa phải hướng lên trên, phần tay cầm của dao song song với tay cầm của dĩa.


Quy tắc 10:20 kiểu Mỹ (ảnh trên) và quy tắc 10:20 kiểu thông dụng (ảnh dưới - phần lớn thực khách ngoài biên giới nước Mỹ thường tuân theo qui tắc này).

Những lưu ý về quy tắc bàn ăn cơ bản nhất
- Dùng khăn ăn để lau miệng và chùi tay.
- Cắt thịt/cá thành 1 miếng nhỏ ngay trên đĩa ăn. Ăn xong miếng thịt/cá đó mới xắt một miếng tiếp theo.
- Nhìn thẳng vào ly uống rượu khi uống
- Ngồi thẳng lưng, không chống khủy tay lên mặt bàn.

Nghía 'mồi nhậu' cùng bia trên khắp thế giới

Không chỉ riêng Việt Nam mà người dân khắp thế giới đều có thói quen dùng bia với một món ăn nhẹ. Tùy theo văn hóa quốc gia mà đồ ăn kèm đồ uống ở mỗi nước lại có những điểm độc đáo riêng. 
1. Mỹ


Người Mỹ uống bia với một miếng bánh Pizza.

2. Trung Quốc


Người Trung Quốc uống bia với các món xiên nướng, thường là gà xiên, bò nướng hoặc rau củ nướng.

3. Canada

Người Canada uống bia không thể thiếu khoai tây chiên, vài miếng bơ. Rưới trên hỗn hợp là một chút nước súp thịt.

4. Mexico

Người Mexico lại yêu thích những chiếc bánh tacos với nhân thịt gà, bò, lợn và hành tây. Rắc bên trên là một chút rau mùi và chanh tươi.

5. Brazil

"Mồi nhậu" phổ biến trong các cuộc vui ở Brazil là một vài chiếc bánh bột chiên già rưới súp tôm cay.

6. Ireland


Khi uống bia, người Ireland yêu thích món ăn nhẹ bao gồm khoai tây nghiền trộn cùng hành tươi và bơ loãng.

7. Thổ Nhĩ Kỳ

Một chiếc bánh mì Doner Kebab nhân thịt cừu, thịt bò hoặc thịt gà, rau diếp, cà chua, hành và sốt tỏi là món ăn kèm hoàn hảo với bất cứ đồ uống nào của người Thổ Nhĩ Kỳ.

8. Italy


Người Ý cũng "khoái" uống bia với bánh mì nhân thịt và hành tây.
9. Iran


Người Iran uống bia với chiếc bánh Pizza độc đáo của riêng mình. Bánh không ăn kèm nước sốt, nguyên liệu chính là rau cùng xúc xích Ba Tư và một vài loại gia vị đặc biệt.

10. Japan


Nếu như người dân những nơi khác thường uống bia với một đồ ăn khô, người Nhật dùng bia với mì ramen. Nguyên liệu chính trong bát mì gồm nước cốt gà hoặc bò, bông cải xanh, chanh và trứng.

11. Đức


Người Đức uống bia với xúc xích Đức nướng phủ sốt cà chua, khoai tây chiên phủ sốt mayo cùng một chút bột cà ri.

12. Anh


Người Anh dùng đồ uống với món ăn "Chips and Cheese" nổi tiếng. Nguyên liệu gồm có khoai tây chiên, dầu tỏi, sốt pho mát và hành đỏ.

Công thức đồ uống không thể bỏ lỡ trong những ngày oi bức

Đây là những loại đồ uống vô cùng ngon miệng và đã khát cực kì luôn!

1. Soda hoa quả:



Với công thức này, các bạn có thể tuỳ ý kết hợp các loại quả yêu thích của mình. Ví dụ như: dưa hấu, vải, đào, xoài, lê, táo.

Cách làm rất đơn giản: thái lát tất cả các loại quả, cho vào ly, bỏ đá rồi rót soda vào. Nếu thích uống ngọt thì bạn dùng thêm một ít sirup nhé!


2. Nước dứa bạc hà:



Bạn dầm nát dứa và bạc hà. Sau đó thêm đá, nước đường và nước lọc là đã có một ly nước vô cùng thơm mát để thường thức rồi!


3. Milkshake:



Milkshake là thứ có thể biến hoá "vô biên": từ kem, hoa quả cho đến các loại bánh kẹo đều có thể cho vào để làm thành đồ uống. Cách làm thì chỉ có 1 bước mà thôi: cho tất cả vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn là xong!

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng