Chủ Nhật, tháng 7 14, 2013

Cocktail đang quay lại thành mốt tại "kinh đô ánh sáng"

Khi các món cocktail Paris đang ở mức khó có thể ngon hơn nữa, thành phố này hồi sinh làn sóng mới về những món đồ uống đang vào kì cực thịnh.

Quần đảo cocktail ở châu Âu thời hậu chiến chính là cái tên được gán cho Paris trong những năm 1920. Henry, Sherry Cobbler, Dingo Bar và nhiều cái tên quyến rũ khách uống không chỉ là dân bản địa, mà còn là các người trẻ nước Anh hoặc những người nhớ nước Mỹ (International Bar Flies, một quán bar huyền thoại có chủ là nhà báo người Mỹ O.O McIntyre, là nơi tụ tập của nhiều cây viết và người nổi tiếng.) 

Một món đồ uống có tên Moromoo tại Little Red Door.
Một món đồ uống có tên Moromoo tại Little Red Door.

Các chiến dịch quảng cáo cocktail rầm rộ lẽ ra vẫn còn tiếp tục sau cuộc khủng hoảng rận nho Phylloxera (cuộc khủng hoảng do khuẩn Phylloxera gây ra khiến các chuyên gia trồng nho châu Âu phải di dời tới Chilê) nếu ngành công nghiệp rượu vang Pháp không bị thuyết phục rằng họ mới là vương quốc thực sự của những người uống rượu. Trừ một số nhỏ các quán như Ritz bar và Harry's, hình ảnh những quán bar tuyệt vời nhất Paris đã nhanh chóng bị nhạt phai.

Qua hơn thế kỉ trước, một xu hướng mới về cocktail càn quét từ Vancouver đến New York, London đến Tokyo, nhưng lại chừa ra đúng thủ đô của nước Pháp hòa hoa. Nhưng sau đó bắt đầu xuất hiện các bar như Experimental Cocktail Club (37 rue Saint-Saveur, arrondissement số 2) và Curio Parlor (16 Rue des Bernardins, 5th). 

Experimental Cocktail Club là một bar xinh xắn - nơi những đặc trưng kiến trúc của thế kỉ 19 với các bài trí bằng đá lộ, dầm gỗ và một chiếc piano dựng thẳng đứng - được sửa sang cho hợp hiện đại với các chùm đèn bằng kính pecpech. Curio Parlo cũng cầu kì không kém với đủ thứ trang trí là động vật nhồi bông và những món đồ lạ treo đầy cả không gian phía trong bar. Hai địa điểm này đều phục vụ những món cocktail cổ điển lẫn các thức uống phiên bản hiện đại của các món đồ uống cũ.

Bar Le Coq là quán bar mới nhất Paris, mới khai trương được vài tháng, hiện nằm dưới quyền quản lí của chuyên gia pha chế rượu người Pháp Eric Fossard và một người Anh có tên Tony Conigliaro.

Một góc bar Le Coq.
Một góc bar Le Coq.
Tên của những bar kể trên đang được biết đến ngày càng nhiều khi khách uống rỉ tai nhau tên của chúng liên tục - khiến thủ đô nước Pháp một lần nữa trở thành điểm-đến-cocktail của thế giới. Bar Le Coq (số12 Rue du Château d’Eau, 10th) là con đẻ của Conigliaro, chủ bar London’s 69 Colebrooke Row, Zetter Townhouse, hợp tác với Fossard và Thierry Daniel, người sáng lập cửa hàng rượu Antic Wine và Georges Five. 

Không gian nơi đây phảng phất nét suy tàn của Paris những năm 1970, điểm nhấn trên nét tàn của Paris cũ là một bức hình mang cô gái Françoise Hardy nằm dựa vào tường phòng; Trung tâm của bar là một bình lớn chứa đầy hoa hồng trắng. Đồ uống ở Le Coq được chia theo "Bảng Trắng" (gồm những món mới như Almond Piña Colada và Fig Leaf Collins) và "Bảng Đen" (chỉ bao gồm các món cocktail cổ điển). Các món với thịt lợn ướp và bơ cũng là những món khoái khẩu.

Riêng với bar có tên Little Red Door (số 60 rue Charlot, 3rd), khách uống được thưởng thức các buổi diễn nghệ thuật thay đổi "xoành xoạch" theo từng tháng khác nhau. Gạch lộ thiên, ghế tựa bọc nhung và những chiếc ghế cao cỡ lớn, bọc nhung xanh ở gần quầy bar khiến nơi đây dễ trở thành bar có chỗ ngồi dễ chịu nhất Paris. Đồ uống được chấm điểm cao của Little Red Door phải kể đến các tên "Do Not Violette", "Raise" (có cognac, syrup, rượu nâu PX), và một danh sách các món beer tự làm.

Ghế ngồi dễ chịu tại Little Red Door.
Ghế ngồi dễ chịu tại Little Red Door.
Mở cửa tháng Hai năm nay, Le Marry Céleste (1 rue Commines, 3rd) là "bar hàu" - nổi tiếng với thực đơn đồ uống đặc biệt đi kèm các món ăn từ hàu. Bar có không gian nhỏ nhắn bao quanh bởi nhiều cửa sổ kính, lấy tâm điểm chú ý là những giỏ hàu tươi sống nằm xen kẽ giữa các chỗ ngồi. Danh mục cocktail ở đây khá được, nhưng đa phần khách chọn nơi này để thưởng thức món hàu uống với bia đen. Bỏ qua món nước sốt mignonette thường tưới lên hàu khi ăn, bạn đã bao giờ thử món hàu chấm nước mắm chanh?

Tại Sherry Butt (20 rue Beautreillies, 4th), những chiếc trường kỉ lớn, bọc da đen bóng mang lại cảm giác thân mật nhờ những chiếc bóng đèn sáng gắn vào tường đen. Mặc dù bài trí này khá "New York" thời hậu công nghiệp, nhưng các tay pha chế ở đây lại rất linh động với các món đồ uống - một danh sách dài các món yêu chuộng của họ được viết rõ trên một bảng phấn lớn ngay phía trên bar.
Nguồn FT

Rượu cuốc lủi là "hàng hót" ở châu Á

Theo chuyên trang du lịch CNNgo, danh sách các món đồ uống chứa cồn nổi danh ở châu Á có rượu trắng Trung Hoa, whiskey Thái và rượu cuốc lủi Việt Nam.

Nhấp một ly đồ uống có cồn tại một vùng đất lạ là một trong những cách nhanh nhất để tiếp cận với văn hóa bản xứ.

Chuyên trang du lịch CNNgo giới thiệu 8 món đồ uống có cồn mà du khách tới các quốc gia châu Á khó thể bỏ qua, trong đó rượu cuốc lủi của Việt Nam xếp vị trí thứ 8.

Dưới đây là danh sách 8 loại đồ uống quốc hồn quốc túy nổi bật tại châu Á:

fdgdj
Trung Quốc: Rượu Baijiu
Cổ nhân Trung Hoa có câu "phải nếm đủ rượu trắng 300 lần thì mới yêu được nó". Baijiu, hay rượu trắng thường có mùi hoa quả và được uống bằng những hớp nhỏ. Các chuyên gia rượu cho hay mùi vị của các loại rượu trắng Trung Quốc thay đổi theo nhãn chai, mỗi hãng rượu có mùi vị đặc trưng khác nhau.

Khách du lịch có thể mua một chai rượu trắng ở bất kì đại lý hoặc cửa hàng tạp hóa nào bên đường phố. Tuy nhiên, một chai rượu trắng đảm bảo chất lượng nhất khi nó xuất hiện trên bàn ăn của các nhà hàng. Ở đây, người ta không lạ gì cảnh rượu được rót ra, người uống cầm ly lên, hô to "Gan Bei!(Cạn ly) và "Cạch!", họ chạm cốc rồi uống.

Cảnh này diễn ra quay vòng liên tục trên bàn tiệc, người uống không quen dễ cảm thấy mặt mũi nóng phừng phừng, bụng nóng và choáng cho tới tận sáng hôm sau. 

Ấn Độ: Rượu Feni

Feni là tên loại rượu nổi tiếng nhất bang Goa, bang có diện tích nhỏ nhất Ấn Độ. Rượu Feni có hai loại: Feni hạt điều và Feni dừa, cả hai loại này đều khá nhẹ, mượt và hơi cay.

Loại rượu này uống ngon nhất với một lát chanh hoặc một vài hạt muối.

Nhật Bản: Shochu

Shochu là rượu chưng cất từ gạo, lúa mạch hoặc khoai lang. Các loại shochu truyền thống chỉ được chưng cất 1 lần, thường có độ cồn dưới 36%. Những loại shochu được chưng cất nhiều lần thường tinh khiết hơn nhưng mùi thơm của nguyên liệu không còn giữ được. 

Ngoại trừ shochu nấu từ khoai lang là loại có mùi thơm nổi rõ và vị chát nhất, các loại shochu còn lại khá nhẹ, đậm vị trái cây hoặc mùi hoa, cỏ. Loại rượu này có thể uống lạnh, hâm nóng hoặc uống với đá đều được.

Hàn Quốc: Soju

Tục ngữ Hàn Quốc có câu "Anh không hiểu rõ được ai đấy nếu anh không nhậu say với người ta". Rất nhiều tình bằng hữu ở Hàn Quốc được xác lập từ chai rượu soju.

Người Hàn nấu soju từ gạo; Nhưng vào giữa thế kỉ 20, nguồn cung rượu bị thiếu trầm trọng khiến người ta phải dùng cả khoai lang và sắn để nấu cho đủ rượu. Ngày nay các hãng rượu nhỏ vẫn còn dùng hai loại nguyên liệu này để chưng cất soju. Vị rượu khá gắt, hơi giống mùi ethanol công nghiệp.

Nếu bạn ở Hàn Quốc, nên tuân thủ quy tắc rót rượu ở nước này: Phải giữ ly rượu bằng hai tay và đưa lên uống cạn ly. Nếu rót rượu cho bạn rượu, cũng nên dùng cả hai tay để rót. Người Hàn thường hô lớn "konbae" trước khi uống cạn ly rượu. Jinro là một trong những thương hiệu rượu soju nổi tiếng nhất Hàn Quốc.

Mông Cổ: Rượu Naijiu

Rượu Naijiu có mùi hơi hôi, được chiết xuất từ sữa bò Tây Tạng, bò Yak.

Dù bạn có thấy mùi của loại rượu này kinh khủng đến đâu, cũng nên thử một lần - vì nếu đến Mông Cổ, bạn không thể không thử thứ đồ uống này. Khách du lịch có thể dễ tìm mua loại rượu này trong các cửa hàng lưu niệm bán đủ thứ kì dị. Luôn giữ rượu naijiu trong túi có thể giúp bạn ấm người trong những đêm trên đồng hoang ở Mông Cổ.
Philippines: Rượu Lambanog

Lambanog thường có tên là "vodka Philippines" mặc dù loại rượu này được chưng cất từ nhựa dừa. Cả mùi và vị của loại rượu này khá giống với vodka Nga. Có rất nhiều loại lambanog với đủ mùi vị và màu khác nhau như lambanog mùi xoài, cam, dâu và cà phê.

Trước khi uống Lambanog, người nông dân nước này thường đổ một chút rượu lên nền đất với ý nghĩa "para sa Demonyo" (tương đương "cho loài quỷ dữ"). Sau đó, người ta truyền tay nhau một ly rượu và nhấp một hơi rượu.

Thái Lan: Rượu Sangsom

Hầu như mọi cửa hàng hoặc các quán bar ở Thái Lan đều bán rượu sangsom, thứ rượu có màu mật ong và vị hơi giống rum bởi người ta chưng cất sangsom từ cây mía đường. Vậy nên cho dù loại rượu này quen được gọi là whiskey Thái, nhưng thực chất nó là một loại rum.

Hầu hết người Thái uống sangsom với nước soda và đá, riêng các du khách Tây balô thích đổ khoảng hơn 1 lít sangsom vào một cốc lớn, phần trên phủ đá cục và nước tăng lực Rell Bull, sau đó cắm những ống hút bảy sắc cầu vồng vào cốc lớn đó để thưởng thức rượu.

Việt Nam: Rượu cuốc lủi

Một chai rượu cuốc lủi đựng trong chai thủy tinh và nắp lá chuối truyền thống.

Loại đồ uống có cồn này nấu từ gạo trắng, thường được người Việt gọi là rượu đế hoặc rượu cuốc lủi. Từ rượu cuốc lủi, người Việt còn ngâm các loại rắn hoặc bọ cạp vào rượu này để làm rượu thuốc. Rượu thuốc thường có vị lạ, chống rụng tóc, chữa bệnh và cường dương.
Nguồn CNNgo

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng