Thứ Năm, tháng 6 27, 2013

Rượu Pháp không chỉ có Vang

Để giới thiệu mỹ tửu nước Pháp, nếu bạn chỉ nói về rượu Vang thì thật là một thiếu sót, vì nơi đây còn xuất đi rất nhiều loại rượu ngon khắp năm châu bốn biển như champagne và eau-de-vie (hay brandy).

Nước Pháp xinh đẹp được trời ban cho vô vàn các đặc ân, một trong số đó chính là khí hậu đa dạng. Thật vậy, đi một vòng quanh nước Pháp ta có thể bắt gặp nhiều kiểu "nắng gió" khác nhau từ nóng ẩm, mưa nhiều của vùng đồng bằng châu thổ hay miền biển cho đến vùng núi cao khô lạnh.

Vì vậy, mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, theo từng loại trái cây, từng công thức chế biến, từng kiểu lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người thợ nấu rượu. Chính những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt nổi bật của các loại rượu Pháp so với các nước châu Âu.

Bên cạnh rượu Vang Bordeaux và Coté du Rhone hảo hạng, ta còn có rất nhiều loại thức uống có cồn khác ngon không kém như Champagne, Brandy (Cognac và Armagnac), Ricard - rượu hồi và Cidre – một loại rượu táo vùng Normandie huyền thoại.

Champagne là loại rượu nhẹ của người Champenois được lấy theo tên vùng làm ra nó, một đất đồng bằng trải dài nằm giữa lưu vực sông Seine và sông Marne. Như chính cái tên rất Tây, rất quý phái, rượu này tương đối nhẹ phù hợp cả với phụ nữ. Bởi lẽ không phải ai cũng cảm được cái ngon trong vị chát của rượu vang, nên Champagne như một lựa chọn hoàn hảo thay thế Vang trong các buổi tiệc đông người.

Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của những chai Champagne khai vị từ các bữa tiệc đăng quang của các vua chúa Pháp xa xưa cho đến những tiệc nhẹ hội họp bây giờ. Thật ra, ban đầu Champagne gốc Pháp có màu nhạt và không sủi bọt. Đến khi du nhập sang Anh, khi công nghệ đóng chai cải tiến, nó được thay đổi thành champagne sủi bọt như ngày nay để hợp gu người tiêu dùng.

Rượu Champagne gồm 3 loại chính: Brut là rượu chua, thường dùng khai vị; Demi-sec thì hơi chua, dùng suốt bữa ăn và Champagne doux hơi ngọt dùng uống kèm sau bữa ăn.

cartes-des-vins-de-france-1372154154-137

Màu đỏ là các vùng trồng nho sản xuất rượu vang, còn màu vàng là vùng sản xuất rượu Brandy (Eau-de-vie). Ảnh tác giả sưu tầm

Có bao giờ bạn nghe tới các thương hiệu rượu mà người Việt vẫn thường biếu tặng nhau trong các dịp lễ tết như Remy Martin, XO, Henessy, Martell ?!

Vâng, tất cả chúng đều là rượu Brandy nước Pháp (eau-de-vie). Giống như whisky nổi tiếng của Anh quốc có J&B, Label 5, v.v… thì Brandy Pháp có Cognac và Armagnac sản xuất ở 2 vùng khác nhau : phía Tây Nam Pháp (Cognac) và phía Nam (Armagnac) như trên hình.

Pháp thật sự là một thiên đàng của các loại rượu với giá cả vô cùng phải chăng. Và nó sẽ thật sự là thiên đường nếu bạn là người biết thưởng thức rượu, dĩ nhiên không dành cho các tay bợm nhậu uống say để quên sự đời.  

Thưởng thức rượu là một nghệ thuật mà các trường bên Pháp vẫn có dạy trong bộ môn thường thức đời sống. Nhiều người cho rằng ly dùng chứa thức uống cần gì quan tâm, miễn sao thức uống ngon thì thôi. Tuy nhiên hình dáng của ly cũng ảnh hưởng rất nhiều tới độ ngon của thức uống bên trong nó. Lựa chọn đúng loại ly phù hợp với mỗi thức uống không chỉ chứng tỏ sự am hiểu, sành điệu của chủ nhân mà còn giúp thưởng thức được đầy đủ hương vị của thức uống.

flutes-de-champagne-1372154485-137221962

Ly uống rượu Champagne thích hợp nhất là loại ly hình hoa tuy líp, và khi rót rượu phải đủ chiều cao để các bọt khí tự do nhảy múa tạo ra màu sắc óng ánh, và mùi hương của rượu dễ dàng được thưởng thức hơn. Ảnh tác giả sưu tầm

Còn các loại cognac lại dùng loại ly có kiểu dáng sang trọng với kết cấu miệng ly nhỏ có tác dụng giữ mùi rượu ít bay. Ly này dùng để uống khan, tuyệt đối không được sử dụng đá vì dễ vỡ. Cognac nên dùng theo nhiệt độ thường (room temperature) hoặc tốt hơn là làm ấm ly. Khi rót làm sao để khi lắc đều ly mà rượu không bị trào ra ngoài.

9209775-un-verre-de-cognac-sweet-et-une-
 Ảnh tác giả sưu tầm

Cách uống trong loại ly này cũng hơi cầu kỳ: uống từ từ từng ngụm nhỏ, "ngửi" là một động tác không thể thiếu khi uống brandy. Vì brandy có mùi thơm rất dễ chịu, nên khi uống người ta hay lắc nhẹ ly để ngửi mùi bay ra rồi mới uống. Mình thích cognac hơn whisky ở điểm này.

Ngoài nguồn nguyên liệu là nho, người Pháp còn tận dụng một loại trái cây khác để làm say người đời. Đó là trái táo vùng Normandie. Vùng này được biết đến như vùng đất chịu nhiều sự tàn phá của chiến tranh trong trận đánh quân đồng minh đổ bộ lên nước Pháp phản công người Đức ở thế chiến thứ hai WWII. Nhưng chiến tranh đã đi qua rất lâu, bây giờ chỉ có những cánh đồng cỏ bạt ngàn với những chú bò sữa thong thả nằm tắm nắng bờ hữu ngạn hạ lưu sông Seine và thấp thoáng xa xa là những  trang trại trồng táo sản xuất rượu cidre phía tả ngạn.

23-1372154834-1372219868_500x0.jpg
 Ảnh tác giả sưu tầm

Loại rượu táo - cidre de normandie này là đặc sản bạn không thể bỏ qua khi nhắc đến nước Pháp. Cũng như champagne, cidre có nhiều loại như brut, demi-sec hay doux tùy khẩu vị của người dùng. Rượu táo rất nhẹ nên thích hợp uống kèm trong bữa ăn hay dùng để hầm các món bò, gà theo kiểu ẩm thực của người Normand và Breton. Ngày xưa, khi bia tràn lan trong các quán bar bình dân thì cidre vẫn còn là loại rượu cao cấp chỉ dành cho quý tộc người Normand.

 

Ngoài các loại rượu trên, người Pháp, đặc biệt là người Marseille rất tự hào về một loại thức uống có độ cồn cao thoang thoảng hương hoa hồi tên là Ricard. Rượu này được ngài Paul Ricard pha chế ra từ những năm 1930 bằng cách cho thêm các nguyên liệu chiết xuất  từ rễ cây cam thảo để hoàn thiện đặc tính thơm và nồng đặc trưng của rượu mùi hồi. Ngày nay, hãng rượu Ricard của Pháp mạnh thứ 2 châu Âu về doanh số. Hầu hết trong tất cả các quán bar nhà hàng Pháp không thể thiếu loại rượu mạnh của người Pháp này. Thường để tránh say, người ta thường pha nước khoáng có gaz hoặc soda chanh vào uống cùng Ricard.

Hy vọng chút kiến thức ít ỏi của mình sẽ đem lại cái nhìn bao quát hơn về các loại « mỹ tửu » nước Pháp. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Ta không phủ nhận sự thật rằng không ít người nơi đây sa đà vào rượu thành những tên bợm rượu, gây ra tình trạng bạo lực gia đình và gây rối trật tự công cộng. Dù vậy nhưng đừng quên nước Pháp là nơi luật pháp cực kỳ nghiêm, tất cả các trường hợp trên sẽ bị thẳng tay trừng trị, dĩ nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều các tổ chức phi chính phủ giúp họ cai nghiện rượu để giảm bớt gánh nặng tinh thần cho xã hội Pháp, để nơi này sẽ mãi là thiên đường của các loại rượu.

Các hoa quả nên và không nên giữ lạnh

- Quả dứa: Không chịu được nhiệt độ dưới 7°C. Bạn không nên để trong tủ lạnh (sẽ làm mất hương thơm, biến dạng thành màu nâu và bị khô), chỉ nên giữ ở nơi thoáng mát.

- Chuối: Chà nhẹ chanh lên để bảo quản, không nên để tủ lạnh.

- Khế: Giữ ở nhiệt độ trung bình lý tưởng.

- Cùi dừa: Giữ trong nước và để tủ lạnh.

- Dâu tây: Tránh để dâu tây trong hộp và chồng chất lên nhau vì nó sẽ nhanh chóng bị hỏng. Hãy trải một chiếc khăn sạch trong đĩa sâu lòng, rải đều dâu tây lên và trùm khăn lại.

alt

- Dâu rừng: Giữ nơi thoáng mát để tỏa mùi thơm tự nhiên

- Chanh leo: Nên giữ ở nhiệt độ bình thường

- Xoài: Nếu quả chưa chín, hãy giữ nơi thoáng mát (từ 6 - 9°C), tránh giữ lạnh.

- Dưa vàng: Tránh ăn lạnh vì dưa sẽ mất mùi thơm, chỉ nên ăn mát.

- Quả dừa: Làm lạnh vài giờ trước khi ăn (nó sẽ dai mà vẫn mềm), bảo quản trong giấy bóng kính, nếu không nó sẽ hút hết các mùi của tủ lạnh.

- Lê và táo: Hãy chà nhẹ chanh lên.

- Cà chua: Không nên để lạnh, chỉ nên giữ mát trên 12°C

- Đào và mơ: Là những thứ quả rất nhanh hỏng, cần ăn nhanh.

Nếu bạn muốn làm cho các quả bị khô trở nên mềm và căng lại, hãy mang hấp lên vài phút.

alt

Nguyên tắc cơ bản là hãy bảo quản hoa quả trong khăn sạch và ấm, đừng để chúng nằm chồng lên nhau. Giữ đúng nhiệt độ bảo quản cho từng loại quả. Nếu cho hoa quả vào hộp bảo quản, nhớ đóng nắp cẩn thận.

Theo APRIFEL (Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin về hoa quả tươi của Pháp) cách thức bảo quản hoa quả phụ thuộc vào các đặc tính của hoa quả. Như vậy, một số hoa quả không thể giữ trong tủ lạnh, trong khi một số khác lại được giữ lạnh rất tốt.

Những hoa quả không nên giữ lạnh

- Quả dưa vàng: Khi để trong tủ lạnh sẽ bị mất đi 70 - 80% mùi thơm. Với những người thích ăn dưa vàng lạnh, nên giữ dưa vàng trong ngăn để hoa quả của tủ lạnh nhưng phải bọc trong túi hay trong hộp kín.

- Dâu tây: Cũng có khuynh hướng ít chịu lạnh và mất mùi hương giống dưa vàng, dâu tây có thể giữ trong ngăn hoa quả tủ lạnh nhưng chỉ 2 ngày.

- Chuối: Sẽ bị thâm vỏ khi giữ lạnh. Như vậy, tốt hơn hết là để chúng ở nhiệt độ tự nhiên.

Nên mua hoa quả ở cửa hàng bán hoa quả vì dự trữ của nó ít hơn trong các siêu thị lớn. Tốt hơn là nên mua hoa quả với số lượng ít, mua nhiều lần trong tuần và ăn nhanh chóng trong vòng 2 ngày.

Thứ Hai, tháng 6 24, 2013

PHÂN LOẠI BIA - PHỨC TẠP VÀ TINH TẾ

Ai cũng biết, bia thì có bia chai, bia lon, bia tươi và loại bia phổ biến nhất ở hè phố Việt Nam - bia hơi. Thế nhưng, nếu tìm hiểu thêm bạn sẽ thấy, cách phân loại bia phức tạp và tinh tế hơn rất nhiều.

Bia là thức uống phổ biến bậc nhất trong những ngày nóng nực. Với tính chất đã khát, giải nhiệt, gây hưng phấn và vô cùng phóng khoáng, bia như "thằng bạn chí cốt" của đàn ông. Suồng sã là thế, nhưng bia vẫn có sự phức tạp của riêng nó. Ai cũng biết, bia thì có bia chai, bia lon, bia tươi và loại bia phổ biến nhất ở hè phố Việt Nam - bia hơi. Thế nhưng, nếu tìm hiểu thêm, bạn sẽ thấy sự phức tạp và tinh tế riêng của từng loại và những nhánh nhỏ của loại đồ uống đã có mặt trên đời từ hàng nghìn năm này.  

Bia được sản xuất từ quá trình lên men các loại ngũ cốc đã ủ mạch nha, thông thường là lúa mạch bởi thành phần enzyme hoạt tính cao của nó dễ dàng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường. Thành phần chính của quá trình sản xuất gồm: mạch nha, nước, men và hoa bia. Hoa bia được thêm vào để gia tăng hương vị đắng, đồng thời cũng là chất bảo quản tự nhiên. Đôi khi người ta cũng cho thêm thảo mộc hoặc trái cây. Bia được biết đến từ những nền văn minh cổ đại, sớm nhất là ở Ai Cập và Iraq từ năm 9500 trước Công nguyên. Bằng chứng cổ nhất về bia từ lúa mạch được tìm thấy vào khoảng năm 3500-3100 trước Công nguyên ở phía Tây Iran. 

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 1

Khác với bia đóng chai hay bia đóng lon, bia tươi (Draught/Draft) là loại được rót trực tiếp từ thùng chứa (barrel) hoặc thùng áp lực hơi ga (keg). Các loại bia chai hoặc lon được tiệt trùng trước khi đóng gói. Quá trình tiệt trùng bằng nhiệt làm thay đổi và mất nhiều hương vị của nguyên liệu. Vì thế, ưu điểm của bia tươi - loại bia không qua quá trình tiệt trùng - là hầu như giữ được một cách chân thật nhất hương vị của các nguyên liệu làm bia và được cho là có hương vị gần như nguyên vẹn so với bia từ thùng.

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 2

Phân loại bia

Có thể phân chia bia thành hai loại chính: ale beer và lager beer, cách phân chia này tương tự với vang trắng và vang đỏ vậy. Cả hai đều giống nhau về thành phần và phương pháp ủ, chỉ khác nhau về loại men dùng trong quá trình lên men bia. Trong mỗi một loại chính lại phân chia thành nhiều loại nhỏ. 

1. Lager Beer

Mới chỉ ra đời chừng vài trăm năm, thế nhưng loại bia có nguồn gốc từ Trung Âu này dường như là loại được tiêu thụ nhiều nhất thế giới ngày nay. "Lager" được đặt theo tên từ "Lagern" trong tiếng Đức, có nghĩa là "để lưu trữ". Lager được lên men từ đáy (bottom-fermented), tức là thành phần men được cho cấy vào đáy của thùng lên men (vessel). Tương tự như vang trắng, lager được lên men ở nhiệt độ thấp, vào khoảng 7°C-15°C và do đó quá trình lên men tốn nhiều thời gian hơn. Sau đó là quá trình "lagering", tức là sản phẩm của quá trình lên men trước được đưa vào quá trình làm tuổi ở nhiệt độ thấp, từ đó mang đến hương vị dịu, xốp và mượt mà hơn.

Bock là một loại bia của Đức có tính chất mạnh hơn loại lager thông thường và có màu tối đậm. Theo truyền thống của người Đức, bock được ủ trong mùa Đông để có bia uống trong suốt mùa Xuân. Trong tiếng Đức, "bock" có nghĩa là "con dê đực", vì thế mà rất nhiều sản phẩm bia bock có hình con dê trên nhãn chai. 

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 3

Dunkel cũng là một loại bia có nguồn gốc từ nước Đức, có màu hổ phách đậm, mạnh vừa phải và phảng phất hương vị cà phê, chocolate và cam thảo.

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 4

Pale Lager là loại phổ biến nhất, có ga mạnh nhưng độ cồn lại không cao. Pale lager có màu vàng rơm nhạt, có vị hoa bia êm dịu, giòn và tinh khiết. 

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 5

Pilsner là một trong những loại pale lager và là loại bia trẻ nhất trên thế giới. Pilsner có màu sáng, tính chất hoa bia rõ rệt hơn các loại pale lager khác. Pilsner được sản xuất lần đầu tiên ở Pilzen (Cộng hòa Séc) vào năm 1842, và vì thế nó mang tên của thị trấn ấy. 

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 6

2. Ale Beer

Ale beer có nguồn gốc từ thời cổ đại, đến nay được sản xuất rộng khắp thế giới nhưng phổ biến nhất và được tiêu thụ nhiều nhất ở Anh quốc. Ale thường ngọt và đầy đặn hơn, có màu sắc từ vàng (gold) nhạt đến nâu sẫm tùy thuộc vào loại lúa sử dụng trong quá trình sản xuất. Khác với lager, ale được lên men từ trên (top-fermented), tức là men được rải đều trên bề mặt của bia trong thùng lên men. Và nhiệt độ lên men cũng cao hơn so với lager, vào khoảng 13°C-24°C.

Sự khác biệt giữa các loại bia được lên men theo kiểu top-fermented đa dạng và phức tạp hơn so với các loại bottom-fermented. Ví dụ, loại bia phổ biến ở California dùng loại men của bia lager nhưng lên men ở nhiệt độ dùng cho bia ale. Wheat beer thì thường dùng men của bia ale và có quá trình lagering, tức là làm tuổi ở nhiệt độ thấp.

Pale Ale rất phổ biến trên thế giới. Loại bia này được phát minh ra vào thời kỳ kỹ thuật ủ bia được cải tạo đáng kể. Pale ale có màu trong, sáng, và hương vị nhẹ do tính chất của loại lúa mạch được dùng.  

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 7

India Pale Ale (IPA) là loại bia của Anh ra đời vào khoảng những năm 1800 hoặc cuối những năm 1700, thời điểm mà các nhà sản xuất bia của nước này bắt đầu thêm nhiều hoa bia vào thành phần để bảo quản bia tốt hơn trong những ngày dài lênh đênh trên biển để vận chuyển đến nhiều nước khác. Khi ấy, bia chủ yếu được xuất khẩu sang Ấn Độ, vì thế mà tên gọi India Pale Ale được dùng bắt đầu từ năm 1829. IPA có màu vàng (gold) hoặc hổ phách và có hương vị đắng.
 
Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 8

Porter có màu rất tối đậm, gần như đen do được làm từ lúa mạch được rang rất kỹ và trải qua quá trình lên men chậm. Porter có thể có vị ngọt và vị hoa bia thay đổi tùy thuộc vào lượng mạch nha và hoa bia được dùng. Thông thường, porter có độ đầy đặn trung bình và hậu vị giòn.

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 9

Stout là một loại rất đặc biệt. Khác với hầu hết các loại bia khác, stout không dùng mạch nha mà chỉ đơn thuần là là hạt lúa mạch rang sẫm màu, ít hoa bia và thường có vị ngọt và hương cà phê, caramel hoặc chocolate. Stout lại chia thành nhiều loại, trong đó dry stout với đại diện Guiness dường như phổ biến hơn cả. Thuật ngữ "dry" ("khô") dùng để ám chỉ loại bia này hầu như không có vị ngọt do lượng đường chiết xuất từ quá trình ủ được triệt tiêu hết khi lên men. Dry stout cũng vì thế mà có vị giòn và đắng hơn so với stout thông thường.

Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 10

Wheat Beer, hoặc có thể mang nhiều tên gọi khác như weissbier or hefeweizen, làm gợi nhớ đến hương vị của loại bia đầu tiên được ủ. Nguyên liệu để sản xuất wheat beer gồm cả lúa mạch và lúa mì, không có hoặc rất ít hoa bia và loại men dành riêng cho loại bia này mang đến một hương vị độc nhất. Nhẹ, thường có hương vị trái cây, nhiều ga, vì thế mà wheat beer rất phù hợp trong mùa Hè.
 
Phân loại bia - phức tạp và tinh tế 11

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng