Thứ Sáu, tháng 2 10, 2012

Những đồ uống được yêu thích nhất ở Hàn Quốc (Phần 1)

Ở Hàn Quốc, đồ uống truyền thống chủ yếu được chia làm hai loại: có cồn và không cồn. Đồ uống có cồn dường như thể hiện lịch sử lâu đời gắn bó với nghề làm rượu của người Hàn Quốc, họ có rất nhiều các loại rượu truyền thống khác nhau được xếp vào nhóm này.


Có khoảng 20 loại đồ uống được yêu thích nhất tại Hàn Quốc.
Có khoảng 20 loại đồ uống được yêu thích nhất tại Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, có gần 200 loại trà truyền thống, nước trái cây và đồ uống ngũ cốc kết hợp nằm trong nhóm thứ hai, được gọi là eumcheongnyu.

Theo như khảo sát và thống kê của trang CNN Go thì có khoảng 20 loại đồ uống khác nhau ở Hàn Quốc được bình chọn là ngon nhất, thú vị nhất và gắn bó nhiều nhất đối với người dân dân xứ sở Kim Chi đấy các bạn ạ.

Bokbunjaju là loại đồ uống được kể đến đầu tiên trong danh sách này. Bokbunjaju được làm từ quả mâm xôi đen của Hàn Quốc và để lên men từ những quả mọng nước. Đây là loại đồ uống lên men với màu đỏ nâu và hương vị ngọt, mọng. Màu đỏ nâu đậm của nó khiến người ta thường hay nói đùa với nhau rằng “sau khi bạn uống thử một ngụm bokbunja thì bạn sẽ có một màu son mới tuyệt đẹp”.

Bokbunjaju được làm từ quả mâm xôi đen để lên men.

Tiếp đến là một loại đồ uống không có cồn nhưng lại được cho rằng có khả năng gây nghiện đối với bất cứ ai uống thử nó một lần. Đối với nhiều người Hàn Quốc, sữa chuối là loại đồ uống gợi lại những ký ức thời thơ ấu. Và nếu bạn thử nó, bạn sẽ hiểu lý do tại sao: bởi nó đơn giản mang đến cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng với vị ngọt dịu.

Thương hiệu sữa chuối ở Hàn Quốc được biết đến nhiều nhất là Binggrae xuất hiện từ những năm 1974. Trong những năm gần đây, các cô nàng của SNSD và Lee Min Ho chính là những ngôi sao đại diện quảng cáo cho nhãn hiệu sữa chuối này đấy các bạn ạ!

Người Hàn Quốc thật sự tin rằng sữa chuối sẽ làm cho bạn cảm thấy thư thái và hạnh phúc hơn.
Một nhãn hiệu sữa chuối nổi tiếng được quảng cáo bởi các cô nàng SNSD.

Nhắc đến đồ uống của Hàn Quốc thì không thể không kể đến rượu soju, những chai rượu màu xanh lá cây có mặt ở khắp mọi nơi, từ những quán ăn ven đường cho đến những nhà hàng lớn hay bất cứ một siêu thị nào ở Hàn Quốc.

Mỗi khi uống soju, người Hàn Quốc thường nói "원샷!" (one shot!) – có nghĩa là “cạn chén”.
Với hương vị cay nhẹ, ở Hàn Quốc soju dường như đã trở thành thức uống không thể thiếu khi ăn đồ nướng hay bất cứ món cay nóng nào của xứ sở này. Đặc biệt là soju được coi là thức uống thể hiện sự chu đáo và tình bạn thân thiết giữa những người thưởng rượu cùng nhau, bởi bạn cần phải rót rượu bằng cả hai tay, giữ ly của mình ngay dưới vành ly của cấp trên và cần quay đầu đi khi uống.

Loại đồ uống thứ 4 trong danh sách này là trà omija, có nghĩa là "năm hương vị berry". Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi khi uống omija bạn có thể cảm nhận được năm hương vị: ngọt, chua, mặn, đắng và cay của trái berry. Tại Hàn Quốc, trái berry thường được dùng để chế biến thành trà cùng với  mật ong, cánh hoa và bột đậu xanh.
Trà omija đem đến năm hương vị: ngọt, chua, mặn, đắng và cay của trái berry khi thưởng thức.

Omija được người Hàn Quốc sử dụng khá thường xuyên bởi nó có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh cảm lạnh hay một số bệnh hô hấp khác. Trong y học cổ truyền Hàn Quốc, omija còn có ý nghĩa là “khôi phục lá gan của bạn”. Nếu có dịp ghé qua Hàn Quốc, bạn hãy thử tới Gamhwadang - một trong những cửa hàng trà lâu đời ở Hàn Quốc - để thưởng thức món trà này nhé!

Một trong những loại rượu lâu đời nhất tại Hàn Quốc là makgeolli. Không giống như rượu soju, makgeolli không được lọc mà để nguyên màu trắng sữa và thậm chí có cả những cặn gạo đọng lại dưới mỗi bát rượu. Thay vì vị cay nhẹ của soju, makgeolli mang đến cho người thưởng rượu một cảm giác ngọt ngào và mượt mà. Rượu makgeolli ngon nhất khi nó được làm bằng phương pháp truyền thống (làm bằng tay) và từ nguyên liệu thuần túy đó chính là gạo. Hãy tận hưởng makgeolli với bánh hành pajeon ( 파전 ) hoặc bánh đậu xanh bindaetteok ( 빈대떡 ) của Hàn Quốc, bạn sẽ thật sự cảm thấy thật tuyệt vời!

Makgeolli – loại rượu gạo lâu đời nhất ở Hàn Quốc.

Ngày nay, giới trẻ còn chuộng sử dụng makgeolli để chế biến một số loại cocktail với vị lạ như trộn với trái cây hoặc pha cùng với Chilsung Cider (một phiên bản của Sprite của Hàn Quốc).

Một loại rượu thảo mộc khác cũng rất được yêu thích tại Hàn Quốc đó chính là beakseju – loại rượu được làm từ gạo và một số rễ cây, cùng các loại thảo dược khác nhau, đặc biệt là nhân sâm. Tùy thuộc vào các loại beakseju mà người ta sẽ pha các chất thơm khác nhau như wolfberry và cam thảo.

Beakseju – "loại rượu 100 năm".

Nếu như người Hàn Quốc mọi lứa tuổi đều yêu thích soju thì baekseju đặc biệt được ưa chuộng bởi những “ông chú” tầm trung niên, bởi họ quan niệm rằng uống baeksoju bạn sẽ sống được 100 năm tuổi như tên gọi của loại rượu này - "rượu 100 năm".

Trà yooja (trà citron) có nguồn gốc ở Hàn Quốc nhưng từ lâu đã trở thành một thành phần phổ biến trên các thực đơn của các nhà hàng ở Hoa Kỳ. Được làm từ nhiều loại trái cây khác nhau, trà yooja có hương vị chua cay gần giống như hương của vỏ quýt. Một số nơi chế biến trà yooja từ mận xanh Hàn Quốc cùng với mật ong và đường tạo nên những hương vị khác nhau không kém phần hấp dẫn.

Đặc biệt trà yooja mật ong được coi là một phương thuốc thảo dược trị các bệnh cảm lạnh và những bệnh của mùa đông. Thậm chí, bạn có thể tự tạo ra trà yooja chỉ với một muỗng si-rô trái cây cùng với nước ấm nóng. Sự đơn giản của loại trà này lại càng làm nó trở nên phổ biến và được yêu thích nhiều hơn.

Hương vị chua cay với mùi hương trái cây phảng phất trên mỗi ly trà yooja.

Trà hoa cúc là một loại trà phổ biến ở nhiều nước châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng. Những bông hoa cúc màu trắng và màu vàng được sấy khô và được ủ ngập trong mật ong khoảng một tháng và sau đó pha như trà. Một tách trà hoa cúc với hương thơm dịu ngọt, nhẹ nhàng, tinh tế cùng những cánh hoa cúc thả trôi trong tách trà đem lại cho người uống một cảm giác thư thái và dễ chịu vô cùng. Người ta nói rằng trà hoa cúc có thể giúp bạn tránh bị cảm lạnh trong những tháng mùa đông và cũng giảm bớt bệnh tăng áp huyết.

Một tách trà với những cánh hoa cúc thả trôi có vị dịu ngọt, nhẹ nhàng và tinh tế vô cùng.
Daechu cũng là một trong số những loại trà rất phổ biến ở Hàn Quốc.

Trà daechu (táo tàu khô) thường là sự lựa chọn số một khi bạn thưởng thức cùng với gà hầm, hay thậm chí là bánh gạo. Món trà này có màu đỏ nâu nhạt, vị hơi mặn và sâu. Đây là loại rất tốt cho những người bị bệnh thiếu máu và có tác dụng đặc biệt hơn nữa đó là chữa chứng bệnh trầm cảm. Daechu là một trong những loại trà truyền thống của người Hàn Quốc nên bạn có thể tìm thấy chúng ở nhiều cửa hàng trà Hàn Quốc hoặc thậm chí là những gói trà có sẵn được bán tại các siêu thị.

(Còn nữa)

TỬU ĐẠO....

Rượu đối với em gần như bạn đồng hành (trong công việc cũng phải dùng đến, lúc vui vầy bạn bè cũng thế mà lúc buồn cũng vậy, đều có bạn tửu đi cùng). Chỉ có tửu mới làm cho mình đang xờ chét mà lại thấy yêu đời, và cũng chỉ có tửu mới làm cho mấy ông chả quen biết có thể ngồi được với nhau, tán những chuyện vớ vẩn hàng giờ đồng hồ (cho đến lúc say) mà không chán.

Em thấy bên Nhật nó có trà đạo, kiếm đạo, võ đạo, cung đạo .... nhưng hình như không thấy tửu đạo.

 Mà phàm cái gì nó nâng lên thành đạo thì trước tiên nó phải là một nghệ thuật, nó chứa đựng những triết lý cuộc sống, có các quy tắc , cách ứng xử chuẩn mực.

Trong hành tửu nó cũng có những quy tắc và triết lý (sự) của nó đấy chứ. Thế thì nó cũng phải là "đạo" chứ, phỏng các bác? . Tiên nhân ngày xưa đã đúc kết những câu nói về rượu rất hay, em muốn tổng kết một chút và mời các bác vào chém gió để em nâng uống rượu lên hàng "tửu đạo".

- Triết lý (sự) của tửu đạo là: Làm cho con người gần gũi nhau hơn (Tứ hải giai huynh đệ) và làm cho con người ta trẻ ra:

Cảm ơn rượu đã cho ta trẻ lại

Tuổi cao niên vẫn được gọi... là thằng.

- Quy tắc uống là: Chè tam, rượu tứ.

- Quy tắc bắt buộc: Nam vô tửu như cờ vô phong.

- Nguyên tắc uống là: 3 say chưa chai. Rượu bất khả ép, ép bất khả từ, từ từ rồi... uống hết.

- Cách ứng xử: Uống có chừng có mực, có chừng nào uống chừng ấy.

- Tác dụng của rượu là làm cho con người ta dũng cảm (gấu) lên vì sẽ ... to gan.

Cuối cùng em tặng các bác bài thơ em mới siêu tầm:

Quê hương anh gái đẹp rượu ngon.

Làng tôi à, bán mồi ngay cạnh đó.

Tôi với anh hai người xa lạ.

Tự nhiên buồn, oánh lộn quen nhau !

Chén bên chén mồi kế bên mồi.

Đêm uống chung ly thành đôi sâu rượu.

Đồng tửu !!!

Ruộng nương anh gán nợ bạn cày.

Gian nhà tranh mặc kệ gió ...tung bay.

Giếng nước gốc đa nhớ người ra ... quán.

Tôi với anh biết từng cơn chuếnh choáng.

Rét co vòi , quần áo đẫm hơi men.

Áo anh rách vai.

Quần jeans tôi xé 2 miếng.

Nụ cười buốt giá.

Chân không giày.

Thương nhau tay nắm lấy... cổ chai.

 

Kính mời các bác vào đây bình loạn để em được rót diệu hầu.

Thứ Năm, tháng 2 09, 2012

Những chai champagne "độc nhất vô nhị"

Có lẽ ngoài chất lượng, những chai rượu champagne cũng rất được chú trọng đến phần vỏ chai bên ngoài. Chúng ta cũng đã từng đi nhiều nơi nhưng các bạn đã thấy những chai rượu champagne độc đáo như thế này chưa? Cùng chiêm ngưỡng nhé!





























    Thứ Ba, tháng 2 07, 2012

    Thâm sơn "kỳ tửu"

    - Loại mộc tửu độc đáo này hiện chỉ còn lác đác ở một số bản làng của dân tộc Dao, Tày thuộc các huyện Văn Yên và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.


    Chưng cất rượu đao.
    Rượu làm từ lõi cây đao rừng và dùng "công nghệ" ủ men lá cùng với cách chế biến rất cầu kỳ. Theo người Dao nơi đây, loại rượu này là một trong những thứ văn hóa cổ xưa nhất của họ.
    "Kỳ tửu"
    Trong cái rét căm căm, tôi được bà con dân tộc Dao đỏ, huyện Văn Yên "đặc cách" đãi loại rượu đao cổ xưa nhất của mình.
    Khi ai nấy đã quăng hồn cho men rượu đao cuốn đi cũng là lúc mọi người thi nhau ca tụng, đặt tên cho loại rượu "có một không hai".
    Có người nói, rượu làm từ cây đao thì cứ đặt tên cho nó là rượu đao, cũng giống như rượu ngô, rượu sắn, rượu gạo...
    Có người lại bảo, loại rượu này rất đặc biệt, không mang tính phổ biến, mà cách lấy men, nấu rượu cũng rất cầu kỳ, vì thế nên đặt tên cho loại rượu này là "kỳ tửu".
    Nói "kỳ tửu" cũng đúng, bởi rượu được làm từ lõi cây đao, một loại cây mọc trong rừng có thân giống thân cọ, lá giống lá dừa, quả ra từng chùm như cau, mỗi chùm có thể nặng đến cả tạ, thân cây to bằng cả người ôm, phần lõi cây đao chứa tinh bột trắng như gạo, thơm như hoa cau.

    Ông Dương Vũ Hàm, trưởng công an xã Tân Lập, huyện Lục Yên bên cây đao duy nhất còn sót lại ở xã Tân Lập.
    Ông Triệu Văn Định, một người dân xã Đông An, huyện Văn Yên cho biết: Không phải cây đao nào cũng có tinh bột.
    Muốn biết một cây đao bất kỳ có bột hay không thì phải dùng chiếc rìu chặt mạnh vào thân cây, khi rút lưỡi rìu ra để khô khoảng 10 phút, nếu thấy có lớp bột mỏng trắng như bột gạo bén trên lưỡi rìu thì đó là cây đao có bột.
    Nếu không thấy có lớp bột trắng đó thì có nghĩa là cây đao không có bột. Trong ruột mỗi cây đao to cũng chỉ được khoảng 1 - 2m là có bột.
    Vì thế phải dùng dao đẽo dần từ ngoài vào đến khi gặp một lớp lõi to bằng bắp chân mềm, trắng như gạo thì tách ra đem băm nhỏ như hạt gạo, hoặc nạo như sắn.
    Rượu đao không giống như rượu lấy trực tiếp từ cây đoác của đồng bào Tà Ôi trên dãy Trường Sơn, cũng không giống rượu thốt nốt... về cả cách chế biến và hương vị.
    Sau khi băm nhỏ, bột cây đao được rải ra một chiếc nong rồi trộn với men lá và đem ủ 15 ngày. Sau 15 ngày lại tiếp tục cho vào chõ làm từ gỗ rừng và chưng cất như rượu gạo.
    Loại men dùng để ủ rượu đao bắt buộc phải được chế biến từ 27 loại lá khác nhau như rau răm, ớt rừng, củ riềng...
    Tất cả những loại lá đó giã nhỏ trộn đều với nhau, đem ủ khoảng một tuần rồi mới đem ra dùng. Mặc dù trong men có một số loại củ, lá như riềng, ớt nhưng vẫn không làm mất đi mùi thơm đặc trưng của cây đao.
    Khi uống, rượu đao có mùi thơm như mùi quả cau non, rượu mạnh nhưng uống rất êm.
    Cổ tửu

    Rượu đao được dùng trong những ngày lễ, Tết theo phong tục truyền thống của người Dao.
    Khi chúng tôi đến chơi, gia đình bà Bàn Thị Hẳm ở xã Quang Minh đã lấy trong bếp ra bình rượu đao thơm nồng. Bà Hẳm nói, đó là thứ rượu cổ xưa mà tổ tiên để lại.
    Từ rất nhiều đời nay rượu đao được sử dụng trong các ngày lễ, Tết, ma chay, cưới hỏi, làm nhà và thiết đãi khách quý.
    Ngày còn bé, cứ mỗi dịp lễ lạt bà lại cùng đám thanh niên bản lên rừng chặt đao để chuẩn bị cho được vài chum rượu thật ngon đãi khách. Cha mẹ của bà nói phải làm như vậy để biểu thị lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà tổ tiên và tỏ lòng hiếu khách.
    Cứ như thế từ đời này qua đời khác, rượu đao dần trở thành thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con miền viễn sơn Yên Bái.
    Ông Dương Vũ Hàm, trưởng công an xã Tân Lập, huyện Lục Yên kể: Mặc dù rượu đao được sử dụng nhiều nhưng trong sách của các thầy mo nơi đây không thấy nói đến loại rượu này với tư cách là một vật tế lễ.
    Những năm 80 - 90 cây đao còn được sử dụng như lương thực ở một số dân tộc Dao, Tày khu vực Văn Yên, Lục Yên.
    Thời gian đó, dân tình đói kém, không có cơm ăn nên phải vào rừng đào củ mài, củ ấu để ăn, khi củ trong rừng hết người dân lại quay sang chặt cây đao lấy lõi nấu ăn thay cơm.
    Vậy là cây đao không chỉ dùng vào việc nấu rượu mà từng trở thành món ăn "bổ dưỡng" cứu đói.
    Cũng theo ông Hàm, khoảng chục năm trở lại đây, trong các cánh rừng ở huyện Văn Yên, Lục Yên lượng cây đao ít dần, chủ yếu do việc khai thác để ăn và nấu rượu quá mức.
    Trong khi đó, đao là loại cây phát triển chậm, khoảng 20 - 30 năm mới có thể khai thác được. Hiện cây đao con vẫn còn mọc ở nhiều địa phương thuộc Yên Bái, nhưng cây to thì chỉ còn lác đác, nếu có thì chỉ còn trong những khu vườn của hộ dân quản lý.
    Do cây đao ngày càng cạn kiệt nên người dân muốn uống rượu đao thì phải bỏ cả tuần, thậm chí cả tháng để lân la đến rất nhiều nơi để mua đao về làm rượu.
    Vài năm trở lại đây do rượu đao ngày càng hiếm nên người dân chuyển sang dùng rượu gạo để cúng tổ tiên và để uống, hãn hữu lắm mới có nhà để dành được một hai chum rượu đao để cúng tổ tiên và thiết đãi khách quý.
    "Rượu đao đã có từ rất lâu đời ở một bộ phận người Dao, Tày. Hiện ở Văn Yên chỉ còn xã Quang Minh là người dân còn gìn giữ và làm được loại rượu này. Các xã khác người dân vẫn còn nhớ cách làm rượu đao, nhưng cây đao lại không còn. Phòng Văn hóa kết hợp với phòng Nông nghiệp huyện đã có kết hoạch bảo tồn, phát triển cây đao rừng, công thức chế biến rượu đao và 27 loại lá dùng làm men rượu truyền thống của người Dao vì đó là đặc sản mang đậm dấu ấn văn hóa, dấu ấn vùng miền của địa phương, bổ sung thêm sự phong phú cho kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam".
    Ông Nguyễn Anh Tiến (trưởng phòng Văn hóa huyện Văn Yên)

    NHẬN XÉT CỦA BẠN :

    Bài đăng