Thứ Bảy, tháng 10 22, 2011

COCKTAILS VÀ .......ĐÀN ÔNG ???

 

Nam thanh nữ tú bây giờ phải biết uống rượu. Xa lắc xa lơ rồi cái thời con gái ý nhị, đỏ mặt, ngây thơ nhìn thấy chất cồn là sợ. Nam nữ đô thị tìm hiểu nhau phần nhiều cũng qua ly nước có chút cồn (chứ quả thật thành phố bây giờ đất chật người đông, làm gì có nhiều chỗ thả diều bắt cá cho chúng ta hò hẹn). Vẫn là uống, nhưng không phải kiểu chén chú chén anh zô 100%, thế thì còn gì là lãng mạn. Người ta hẹn nhau ở nơi ánh sáng đẹp, để da dẻ cứ mờ mờ ảo ảo và nụ cười lung linh.

 

Cocktail và chuyện hẹn hò đô thị, Thời trang, hom nay mac gi, nhat ky thoi trang, thoi trang, mac dep, quan, ao, vay, xu huong thoi trang, phong cach moi, cocktail

 

Đàn ông cũng như cocktail vậy, đều nên thử để biết có thú vị hay không!

 

 

Thường người đàn ông đứng tuổi, từng trải và thành đạt hay chọn cho mình dòng cognac. Một ly martell nguyên chất thường là sự thể hiện rằng anh am hiểu, thừa tự tin và biết hưởng thụ cuộc sống. Nhưng đôi lúc cũng tố cáo mặt trái mệt mỏi của cuộc sống ở đỉnh cao với quá nhiều lo toan và mưu tính.

 

Đàn ông lựa chọn whisky thường làm mình thấy có chút gì đấy lạnh lùng, một chút tinh quái, một chút bí ấn, một chút cô đơn… và hàm răng chắc khỏe để thưởng thức vị đắng của loại rượu này. Đôi lúc đó cũng là những chàng trai trẻ nhiều tham vọng và sục sôi hoài bão.

 

Mohjito lại cho thấy chàng trai vui vẻ, ưa thích khám phá sự mới lạ, một con người hài hước và dễ mến.

 

Gin tonic lại là một lựa chọn khó đoán vì từ người già đến trẻ nhỏ (tất nhiên là đủ tuổi đi bar) đều có thể lựa chọn. Vì thế đây có thể là một người ưa thích sự đơn giản thanh lịch nhưng cũng có thể là một anh chàng tầm tầm không có gì đặc biệt.

 

Tất nhiên đây chỉ là những xét đoán chủ quan của tác giả, mình không muốn khi đọc đến đây các bạn sẽ vội vàng kết luận anh chàng dễ thương đi uống cùng bạn vì đây chỉ là những trải nghiệm chủ quan của mình thôi! Còn rất nhiều loại cocktail nữa và đàn ông cũng như cocktail vậy, đều nên thử để biết có thú vị hay không!

Những điều kiêng kỵ khi uống bia

Đã uống bia thì không ăn hải sản vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

 

Bên cốc bia người ta có thể bàn bạc công việc một cách thân tình và thoải mái cũng như vơi đi những phiền muộn của cuộc sống. Nhưng đối với sức khỏe, bia cũng có mặt lợi và không lợi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít. Tốt nhất nên giới hạn ít nhất là 2 ngày một tuần không uống rượu, bia. Uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không nên uống bia khi:

Ăn hải sản: Theo thói quen, khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm bên cạnh không thể thiếu một ly bia sủi bọt đầy hấp dẫn mà không biết rằng nó sẽ dễ làm bạn mắc bệnh gout…

Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể.

Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.

 

Đang trong thời gian uống thuốc: Trong thời gian uống thuốc không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.

Đang uống rượu: Khi đã uống bất kỳ một loại rượu nào thì không nên dùng bia để uống chung để tránh phần lớn cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu sẽ rất hại dạ dày và làm bạn dễ bị say, đau đầu.

Những bệnh cần kiêng bia

Thứ Sáu, tháng 10 21, 2011

Trà tình gọi mời

 

Âm thanh và giai điệu của những nốt nhạc trầm bổng thường tạo nên cảm xúc cho con người. Có lúc người ta hy vọng sẽ tự tạo nên cảm xúc đấy lần nữa khi đi tìm kiếm thứ âm thanh và giai điệu quen thuộc nào đó. Sẽ như bước vào một nơi chốn không phải là nhà nhưng lúc nào cũng là đã từng và vẫn còn. Sẽ như déjà vu*.

 

Đấy là cảm giác thỉnh thoảng tôi bất chợt có khi nếm được một cái vị nồng nàn ấm nóng và sóng sánh trôi tuột qua môi, thấm vào trong lưỡi và ngấm sâu vào cổ chảy ngọt ngào xuống tận cùng bên trong của cơ thể. Tôi gọi đấy là Trà Tình. Và tôi cho rằng, Trà Tình ngon nhất thành phố phải là Trà Tình được uống ở Park Lounge của khách sạn Park Hyatt Saigon.

 

Ấn tượng từ ngay lúc bước vào, nhìn thấy khoảng không gian mở rộng, cao vời vợi của Park Lounge. Buổi tối ở đây có một vẻ lóng lánh cổ nhưng không cũ chút nào cả. Mọi thứ dường như chậm lại, có khi ngừng lại, rồi đi ngược chiều với khẩu hiệu tiến lên rầm rộ của đời sống hàng ngày bên ngoài, khi người ta thả mình xuống chiếc ghế và gọi một ly Long Island Iced Tea. Lúc đấy, chậm sẽ đồng nghĩa với thư thả. Sống chậm sẽ đồng nghĩa với biết sống.

 

Cái chất lỏng thú vị quyến rũ đấy có lúc đã được so sánh như một người đàn bà đẹp. Nhìn thôi cũng đã đẹp, không có vẻ gì là đe doạ, không tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng khi sờ vào, chạm đến và nếm thử thì nó cuốn người ta vào một không gian phức tạp khó hiểu nhưng quá hấp dẫn không ngừng lại được. Người ta cứ phải uống và nuốt và lâng lâng say.

 

Một cái ly thật lớn, cao, năm thứ rượu là vodka, tequila, gin, rum, triple sec cộng với cola tươi rói vừa khui ra còn đầy gas, thêm những viên đá trong veo reo lách cách. Và một lát chanh vàng vừa cắt ra mọng nước. Nhìn như một ly trà đá pha đậm. Ai không biết có thể cầm lấy ly và nốc vào khoan khoái để giải đi cơn khát gắt gỏng của đêm hè. Nhưng rồi họ sẽ bất ngờ ngưng lại, ngụm Trà Tình cuối cùng còn đọng lại trong miệng sẽ được ngậm nghe vài giây, từ từ nuốt xuống để thong thả thưởng thức cái vị ngọt – cay – đắng – chua thật nồng của nó… rồi ngả người, dựa vào thành ghế bành bằng da êm ái đấy. Chỉ chừng vài phút sau thôi, hoà vào cái âm điệu jazz bập bùng vang ra từ chiếc piano ở gần cửa sổ, những cánh cửa sổ cao và gầy gợi nhớ một thời Indochine, ngắm đôi môi xinh xắn nhả ra những lời hát khi cao khi thấp của cô ca sĩ ngoại quốc mặc soiree đen đang cúi người lướt những ngón tay trên phím… Người ta sẽ cảm giác được những tế bào cơ thể đang giãn ra cho Trà Tình ngấm vào, có chút râm ran trên những đầu ngón tay, có chút xôn xao trên những đuôi mắt đang nhắm hờ. Nhạc hình như vang dội hơn, nhưng người ta trở nên mềm mỏng lại.

 

Tôi không uống Trà Tình kiểu đấy, tôi nhâm nhi từng ngụm một, nâng ly lên, thả ly xuống. Ngắm những ánh lung linh từ các chùm đèn treo trên trần cao hơn 8m. Ngắm những cô gái trẻ trong bộ váy đồng phục màu đen thon thả đi lại rất nhẹ và rất dịu không muốn làm phiền đến khách. Nghe tiếng thầm thì chung quanh mình, tiếng động rầm rì này là những âm thanh phụ hoạ cho giọng ca như đang thủ thỉ một mình của cô ca sĩ… Giữa Park Lounge này là một cái bàn gỗ bóng loáng, xếp đầy rượu, những chai rượu đứng kiêu hãnh như đội ngũ đàn ông lịch lãm, chen lẫn vào ánh lửa bập bùng hắt ra từ những ngọn nến trắng chung quanh, rất gọi mời.

BẠN BIẾT GÌ VỀ NÚT RƯỢU VANG ?

Những cái nút xoáy đã quay trở lại với rượu vang sau một thời gian dài vắng bóng. Vang có hai loại nút chính: nút li-e và nút xoáy. Nút li-e còn được gọi là nút bần (phiên âm từ tiếng Pháp liège, trong tiếng Anh là cork). Nó được làm chủ yếu từ vỏ gỗ sồi, có loại dùng bằng chất dẻo tổng hợp hoặc gỗ ép có độ đàn hồi.

Nút có hình trụ, được dùng khá phổ biến trong... bảo quản vang. Người Hy Lạp đã đóng chai rượu bằng nút li-e từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên và người La Mã cổ đại cũng chẳng lạ gì loại nút này. Trong khoảng 1500 năm sau đó, khi hầu hết các vườn nho lớn ở châu Âu đã được ra đời, thì rượu vang được bảo quản trong các thùng tròn hay bình, túi da hoặc lọ đất nung được bịt kín bằng vải hay nút da, chốt gỗ. Đôi khi cho thêm một ít sáp ong. Nút li -e được dùng cho gần như toàn bộ các loại vang hảo hạng trong suốt thế kỷ 19. Nút xoáy là hậu duệ của nút li-e, được sáng chế bởi Dan Rylands của Bamsley vào ngày 10-8-1889. Đến năm 1926, nó đã được dùng cho các loại rượu mạnh này đã tăng lên nhanh chóng nhờ tính tiện dụng, chi phí thấp của nút xoáy kim loại. Năm 1973, một thử nghiệm với 3.000 chai rượu vang đỏ, vang trắng đóng chai bằng nít li -e tự nhiên và nút xoáy cho thấy nút xoáy giữ chất lượng rượu vang tốt nhờ đặc tính kín hoàn hảo, sự điều chỉnh thay đổi gas và đặc biệt, không hề có TCA – chất hóa học gây ra mùi thối trong rượu vang – thường thấy trong các chai đậy nút li -e bị hỏng. Hơn nữa, việc sử dụng vang cũng thuận tiện hơn khi không uống hết rượu.

Việc theo dõi thử rượu được thực hiện sáu tháng một lần đã tổng kết rằng nút xoáy đạt số điểm cao hơn. Trong khoảng thời gian từ giữa năm 1976 tới đầu những năm 1980, 20 triệu chai rượu vang Úc đã được đóng bằng nút xoáy. Cùng với Úc, Thụy Sĩ là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng rộng rãi công nghệ này. Tiếp đó, New Zealand, Mỹ, Pháp, Đức, Chilê. Giờ thì ngày càng có nhiều quốc gia và nhà sản xuất rượu vang chuyển sang dùng nút xoáy.

Định kiến cho rằng rượu vang cần có hơi để ủ hay loại nút li -e tốt hơn cho rượu vang cao cấp bây giờ đã trở thành lỗi thời. Và có lẽ những động tác cầm nút li -e lên ngửi ngửi đầy lãng mạn của ai đó sẽ sớm chỉ còn là một câu chuyện vui trong tiệc rượu.

(Nguồn : http://www.facebook.com/ruouvangthuonghang)

RƯỢU CẦN XỨ MẠ (LÂM ĐỒNG)

Mỗi khi bon làng ở xứ Mạ (B’lao, Lâm Đồng) mở hội, lễ vật phải có là những ché rượu ủ lâu ngày ngon nhất làng trên bon dưới dâng lên Yàng.


Để có rượu phẩm chất tốt, phải có men tốt. Bởi vậy, vừa bước sang mùa khô, dân Mạ khắp các bon đã rậm rịch vào rừng hái lá cây Gràng về làm men rượu. Những lá được chọn không quá già cũng không quá non, đem phơi khô, tán nhỏ, trộn đều với bột gạo giã nhuyễn và trộn thêm bột ớt hiểm, bột riềng rừng, tỉ lệ theo thói quen mỗi nhà, sau đó vo lại thành từng viên, gác trên giàn bếp ấm chừng vài ngày là viên men phồng to, có thể ủ rượu được. Men này mang bốn vị: Đắng, chát, cay và ngọt.
Chuẩn bị mời khách uống rượu cần.
Men đã sẵn, công việc kế theo là nấu cơm lúa mẹ sao cho vừa mềm vừa dẻo, rồi tải ra nong, lúc còn ấm tay thì trộn men đã tán mịn vào, với một ít vỏ trấu để tạo độ thoáng; xong, đem ủ qua đêm. Nếu thấy thơm thoảng mùi mật ong tỏa ra là dấu hiệu cơm rượu tốt. Bấy giờ mới cho vào ché. Dưới cùng là một lớp trấu mỏng, rồi một lớp cơm rượu, tiếp một lớp trấu, một lớp cơm…
Cứ thế cho đến gần đầy thì lấy lá chuối khô gài chặt. Trên cùng dùng quả bầu khô chẻ đôi úp vào miệng ché, lấy sáp ong gắn kín lại. Rồi mang ché rượu để ở nơi ấm và khô thoáng, chỉ 5-6 ngày sau là dùng được. Người Mạ không mấy khi uống ngay, mà tìm chỗ ven rừng gần bon đào hố chôn ché rượu xuống, vài tháng sau mới đào lên.
Lúc này hương vị rượu thật đậm đà, màu vàng sánh như mật ong. Kinh nghiệm nhiều đời dân bon cho hay: Ché rượu cần nhỏ, cổ ché chừng hai tay, để một con trăng; ché to ba bốn tay, để 4-5 con trăng là ngon nhất. Rượu cần ngon còn tùy thuộc vào loại ché đựng, ché càng cổ, đã qua nhiều lần sử dụng, men rượu ngấm vào xương gốm rượu càng ngon.
Việc uống rượu cần của người Mạ tùy từng mục đích. Ví như, trong lễ cúng Yàng, người Mạ chỉ dùng một cần. Sau khi khui ché rượu, cắm cần vào, chủ lễ hoặc ông cậu đọc lời khấn Yàng về chứng kiến và nhận lãnh nước rượu đầu tiên xong, đến lượt mình, nếm một hơi rượu trước, nhằm chứng tỏ trong rượu không có độc mới trao cần cho người kế tiếp; lần lượt từ già đến trẻ, từ khách đến chủ, từ nam đến nữ…
Còn trong những cuộc vui cộng đồng, tiếp khách quý hay bè bạn, người Mạ có thể dùng nhiều cần. Thoạt tiên, gia chủ khui ché rượu, đọc vài lời khấn Yàng, xin Yàng mang đến sức khỏe, niềm vui, may mắn cho khách và cho mọi người. Tiếp đó, gia chủ cắm cần, uống trước một hơi rượu rồi nâng cần trao cho khách quý...

CÁCH LY CẦM NÓI LÊN ĐIỀU CHI ?

Cách cầm ly có thể “vạch trần” 8 kiểu tính cách của bạn, các chuyên gia khoa học tâm lý tuyên bố như vậy.
Sau khi quan sát 500 khách đi bar trong một tháng, Tiến sĩ tâm lý Glenn Wilson của Đại học College, London đã tiến hành phân tích ngôn ngữ cơ thể của họ và chia thành 8 nhóm “Tán tỉnh”, “Buôn chuyện”, “Thích vui vẻ”, “Cô đơn”,”Nữ hoàng băng giá”, “Tay chơi”, Kẻ phóng khoáng” và “Tay anh chị”.

 
Tiết lộ với The Telegraph, Tiến sĩ Wilson cho biết những người cởi mở nhất, dễ bắt chuyện nhất là nhóm “Tán tỉnh, tay chơi và thích vui vẻ”. Nhóm khó “phá băng” hơn một chút là “Kẻ phóng khoáng, nữ hoàng băng giá, Cô đơn và buôn chuyện”. Riêng nhóm “Tay anh chị” thì nên tránh xa.
“Cách cầm cốc, tưởng như chỉ là một hành động đơn giản, nhưng lại tiết lộ nhiều điều về chúng ta hơn là chúng ta vẫn tưởng, hoặc là muốn che giấu. Lấy thí dụ, khi bà Hillary Clinton vận động tranh cử cách đây vài năm, bà đã nâng ly bia bằng tay trái trong khi thực tế là bà thuận tay phải. Giới bình luận đã nhanh chóng chộp lấy khoảnh khắc này để phê phán. “Có thể bà ấy chỉ cố tạo dáng cho đẹp, nhưng đó cũng có thể là một hành vi không trung thực”, Tiến sĩ Wilson phân tích.
8 nhóm người tương ứng với 8 cách cầm ly đã được miêu tả như sau:
1. Nhóm Tán tỉnh: Thường là phụ nữ, cầm ly một cách kiểu cách, chĩa ngón tay ra phía ngoài theo hướng khêu gợi. Cô ấy có thể cầm cốc hững hờ trên ngực để thu hút sự chú ý của người khác về hình thể của mình. Cô ấy cũng vuốt ve viền ly bằng ngón tay, thậm chí là nhúng tay vào bia rồi uống cạn.

2. Nhóm tán gẫu: Chủ yếu là nữ ngồi thành nhóm, tán chuyện rôm rả về người khác, đôi khi là chê bai hoặc nói xấu tới bến. Họ cầm ly ở phần bầu ly và có thể khua ly loạn lên trong lúc nói chuyện, nhất là khi muốn nhấn mạnh một điểm nào đó. Cô ta ngả người về phía ly rượu để có thể nói chuyện với người khác một cách tự tin hơn. Tuy nhiên vì họ thường đi với nhóm thân nhau nên một người lạ vào bắt chuyện thường ít được chào đón.
3. Nhóm thích vui vẻ: Có thể là cả nam lẫn nữ. Họ uống để làm quen và tán chuyện với người khác, rất thích cười. Họ thường nhấp những ngụm nhỏ từ chai bia để không bị bỏ lỡ câu chuyện. Nhóm này thường cầm chai ở phần cổ chai để dễ “tu” và rất cởi mở với việc mở rộng nhóm của mình.
4. Nhóm cô đơn: Đây là một cá nhân hay ngượng ngùng, dễ phục tùng, cầm ly một cách đầy tính tự vệ, không buông long dù chỉ một phút cứ như thể họ sợ ai đó sẽ cướp mất ly vậy. Lòng bàn tay luôn được giấu vào bên trong và chiếc ly chỉ là khiên chắn. Họ không bao giờ uống hết rượu/bia trong ly mà luôn để lại một ít phòng khi cần thiết. Mỗi lần uống chỉ nhấp một ngụm nhỏ hoặc họ có thể uống bằng ống hút. Khi cần, họ có thể nghịch ống hút và dung nó để khuấy đồ uống. Nhóm người này cần tiếp cận một cách nhẹ nhàng, nhạy cảm, có thể là bắt đầu bằng vài lời khen ý nhị để họ dần tự tin hơn.
5. Nhóm Nữ hoàng băng giá: Ngay từ tên gọi đã tiết lộ giới tính của nhóm này. Họ lạnh lung và đầy vẻ phòng thủ. Cô ấy luôn cần ly một cách chắc chắn, trong một tư thế “rào cản” ngang người để có thể thăm dò những kẻ dự định tiếp cận. Thường rất khó để tiếp cận họ, và Victoria Beckham chính là một hình mẫu điển hình cho nhóm này.
6. Nhóm tay chơi: Nam giới, năng động, đầy tự tin và tán tỉnh ngọt lịm như Don Juan. Anh ta sử dụng những chiếc ly dài hoặc chai bia để bong gió thể hiện nam tính của mình.
7. Nhóm cao ngạo: Rất quan trọng đến hình thức và hình ảnh của mình, anh ta sẽ uống bia chai hay rượu táo. Tự tin đến mức kiêu ngạo, anh ta sẽ vươn người ra nhiều không gian nhất có thể (như để khẳng định lãnh thổ của mình). Lấy thí dụ, anh ta đẩy chai bia ra xa và ngả người thẳng ra sau ghế.

Những tính cách xấu của khách du lịch một số nước

Đi du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá văn hóa và giao lưu. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn sẽ phải “tức điên” khi gặp một số vị khách du lịch.

 

Khách du lịch Trung Quốc
 
Chị Nguyễn Thu Hường, giám đốc công ty TNHH Hướng Dương với hệ thống khách sạn 3 sao tại Cát Bà – Cát Hải – Hải Phòng cho biết: “ở đây sợ nhất là phải đón khách du lịch Trung Quốc. Họ đòi ở ghép chung nhiều người trong phòng, cái gì cũng nhét vào phòng, lại còn giặt giũ trong phòng nữa”.
 
Rất nhiều nhà hàng, khách sạn ở Cát Bà có chung “nỗi sợ” khách du lịch Trung Quốc như khách sạn Hướng Dương.
 

Ảnh có tính chất minh họa.
 
Hàng năm, khách Trung Quốc đến Việt Nam, đặc biệt là Hải Phòng và Quảng Ninh rất nhiều. Đặc điểm của những đoàn khách này là thường đi theo đoàn, họ thường nói to, nói nhiều và đôi khi còn khạc nhổ bừa bãi. Người Trung Quốc cũng thường hay “soi mói” những khách du lịch khác và bình luận ồn ào rồi cười rất to.

Thứ Tư, tháng 10 19, 2011

VÀI NÉT VỀ ẨM THỰC

vàinétvềẩmthực. - thaithanhbinhdn

  • Món khó vào nhà hàng

Một dạo, những công ty du lịch, những nhà hàng lớn ở thành phố có bàn chuyện đi về những làng quê "lùng" cho bằng được những "bà Yan, ông Yan" còn "ken cúc" (can cook: biết nấu nướng) những món nhà quê để lên phố đào tạo lại cho hậu sinh có thêm vài món ngon mộc mạc. Họ trả cho mấy "nghệ sĩ chái bếp nhà tranh" này những món tiền lớn khi thêm vào thực đơn vài ba món lạ thôn dã tưởng tầm thường.

Người miền Trung quen trồng rau trồng khoai bên vườn nhà, mới nghĩ đến chuyện làm mắm rồi cất trữ trong chum, đến mùa đói, đắp một ụ đất gốc xoài, gốc mít mà làm lò tráng bánh. Bánh tráng cuốn (gọi là bánh ướt) chấm mắm nêm giã ớt tỏi gừng, ăn vào những ngày mưa thì quên cả no. Người Quảng Nam thích "cải biên" đập miếng bánh tráng nướng vào miếng bánh tráng ướt cũng chấm mắm cá thì gọi là bánh tráng đập. Ngày mùa, sáng sớm sẵn bánh tráng nhúng, hái thêm rau muống ngoài vườn cuộn với cá nục hấp, chấm mắm ớt, gừng cay xé, ăn vừa chắc bụng lại vừa đủ đạm cho cả ngày làm việc. Món ăn cứu đói hậu thời "bắp, bo bo" (khoảng 1979-1980) ở dải đất miền Trung là vậy, có ai ngờ hôm nay vào những hàng quán Sài Gòn, được lên ngôi, đổi đời. Quán ăn, nhà hàng có món bánh tráng cuộn thì nhiều. Nhưng với dân miền Trung tha phương cầu thực, cái vị trặm trịa của những món này ở quán Đo Đo của ông Nguyễn Nhật Ánh nằm trong hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) vẫn… gợi nhớ lạ.

Ly café Tây Ban Nha giá 6,3 triệu đồng

Không gì tuyệt hơn việc bắt đầu làm cho mình tỉnh táo vào buổi sáng bằng một ly café thơm phức. Nhưng có lẽ chỉ cần nghe giá của ly café dưới đây cũng khiến bạn thoát khỏi cơn ngái ngủ.

Image

Nhà hàng H5O tại khách sạn Fifty, thành phố Portland, Tây Ban Nha vừa ra mắt loại café Tây Ban Nha có giá lên tới 6,3 triệu đồng (300 USD). Ly café được pha trộn từ nhiều loại café và rượu quý hiếm. Thành phần của nó bao gồm một chút rượu cognac Louis XIII, rượu Kahlua H50 Madagascar Vanilla, Grand Marnier 150 năm, váng sữa đánh bông với Licor 43, dầu nắm cục trắng, viền đường vàng...


Các món ăn tại H5O

Khách sạn Fifty tại thành phố Portland là nơi lý tưởng để du khách dành thời gian thưởng thức những món ăn tuyệt vời. Nhà hàng H5O tại đây luôn cung cấp những bữa ăn tươi, ngon, hiện đại cùng các dịch vụ bar chuyên nghiệp.

Tham khảo thêm tại đây.

Đấu bếp gốc Việt ra mắt BST món ăn cao cấp

 

Lấy cảm hứng từ huyền thoại gắn với chàng thuyền trưởng Sinbad trong "Nghìn lẻ một đêm", BST 7 món ăn của đầu bếp Jack Lee được đặt tên là "Bên kia 7 đại dương".

 

Image

Đầu bếp gốc Việt, Jack Lee đã giới thiệu BST 7 món ăn do ông tự tay chọn lựa, mỗi món đều kết hợp với một loại rượu vang riêng. BST này là sự kết hợp tuyệt vời giữa hương vị của Á Đông và Pháp.

1 - Cá ngừ, cá trình và nhím biển đi kèm với tôm lớn. Rượu vang Domain Cerneros Brut Cuvée năm 2007.
2 - Món trứng cuộn 100$ bao gồm đuôi tôm hùm Maine, thịt cua vua Alaska, nấm cục đen mùa hè, trứng cá Sevruga, lá vàng. Rượu vang Dom Perignon.
3 - Cá vược chi lê, mỳ gạo, măng tây cuộn cùng với sốt hành răm. Rượu vang Anderson Valley Pinot Noir năm 2009.
4 - Gan ngỗng kiểu Pháp với lườn vịt, nấm cục đen, bánh táo và sốt perigeux. Rượu vang Santa Lucia Highlands Pinot Noir năm 2007.
5 - Váng quả hồ trăn bao sườn cừu, khoai tây dại màu tía, củ cải đường vàng, miến, vang Zinfandel và dầu bạc hà. Rượu vang Santa Lucia Highlands Pinot Noir năm 2007.
6 - Đây là món đặc biệt của Jack Lee bao gồm thăn lợn Kurobuta hầm, thịt sò biển và  mực nang. Rượu vang Domaine Carneros Brut Rose Pompadour.
7 - Món tráng miệng bao gồm kem xoài, bánh chocolate nóng với kem quả hạch Macadamia kiểu Anh. Rượu vang Konzelmann Estate Winery Vidal Ice.

Tham khảo trực tiếp tại đây.

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng