Thứ Sáu, tháng 2 18, 2011

Những lưu ý khi uống rượu

 

Rượu là món không thể thiếu trong dịp lễ hội. Tuy nhiên khi uống rượu chúng ta nên lưu ý 15 điều sau:

 

 Kỵ uống rượu quá lượng

 

Sách cổ ghi chép rằng: “Uống rượu chắc sẽ say, say sẽ làm tổn thương tinh thần, tổn thương ý chí”. Ví dụ như người mắc bệnh cao huyết áp, nếu uống rượu quá lượng sẽ có nguy cơ bị chảy máu não. Vì vậy, uống rượu phải biết chừng mực, thông thường lượng trúng độc cồn là từ 70-80ml. Nếu uống rượu trắng thì một lần không nên vượt quá 50ml, uống bia thì không quá 1 chai.

 

Kỵ “uống hết sức”

 

Uống rượu quá nhiều, độ cồn trong rượu sẽ làm cho biểu bì não ở trong trạng thái tê liệt hoặc quá phấn khích, lúc đó sẽ mất đi kiểm soát ý thức. Người mắc bệnh xơ cứng động mạch dễ thiếu máu não.

 

Kỵ uống rượu khi bụng đói

 

Bụng đói uống rượu, đặc biệt là rượu mạnh sẽ có hại cho bụng, dạ dày và thực quản. Thực nghiệm chứng minh, bụng đói mà vui vẻ uống rượu thì chỉ cần 30 phút, chất cồn sẽ gây hại cho cơ thể ở mức độ cao nhất.

 

Uống rượu giải sầu hoặc uống rượu để “ đấu trí” đều dễ gây ra say rượu, vì vậy trước khi uống rượu chúng ta nên ăn một chút tinh bột, làm cho hoạt lực xúc tác phân giải cồn ở trong cơ thể tăng mạnh, giúp bảo vệ gan.

 

Kỵ uống rượu lạnh

 

Tại sao lại phải uống rượu nóng? Đây là do có nguyên ly khoa học nhất định. Thành phần chủ yếu của rượu trắng là cồn, ngoài ra còn có anherit. Uống rượu quá nhiều sẽ gây ra trúng độc rượu. Mặc dù anherit không phải là thành phần chủ yếu của rượu trắng, nhưng gây nguy hại cho cơ thể còn nhiều hơn cả cồn. Tuy nhiên, độ sôi của anherít thấp, chỉ có khoảng 20oC. Vì vậy, chỉ cần làm nóng rượu thì có thể làm cho lượng lớn anherit bốc hơi, như thế sẽ giảm bớt nguy hại cho cơ thể.

 

Kỵ uống nhiều loại rượu

 

Thành phần của rượu phân làm 2 loại. thứ nhất là rượu lên men (ví dụ như bia, rượu vang) và rượu chưng cất (ví dụ như rượu trắng). Hai loaị rượu này có phản ứng khác nhau trong cơ thể.

 

Hàm lượng cồn ở loại rượu lên men ít nhưng nhiều tạp chất, nếu uống cùng với loại rượu chưng cất có nồng độ lớn sẽ gây ra đau đầu, buồn nôn và dễ say.

 

Kỵ uống rượu cùng với nước có ga

 

Có người quen uống rượu trắng cùng với nước có ga, điều này đặc biệt nguy hại cho cơ thể. Rượu trắng thông thường chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể thì sẽ làm cho cồn nhanh chong lan tỏa khắp toàn thân, đồng thời sản sinh ra đại lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, giảm bớt vị toan bài tiết ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày đường ruột nếu sau khi uống rượu uống nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu.

 

Nước có ga cũng khiến cồn nhanh chóng thẩm thấu vào hệ thần kinh trung ương, gây tăng huyết áp nhanh. Vì vậy,  khi uống rượu trắng không nên uống cùng với nước có ga, cũng không nên uống nước có ga trước rồi lại uống rượu. Sau khi uống say, càng không nên dùng nước có ga để giải rượu. 

 

Kỵ vừa uống rượu vừa hút thuốc

 

Trên bàn tiệc, chúng ta thường nhìn thấy nhiều người vừa hút thuốc vừa uống rượu. Hút thuốc có hại cho sức khỏe, vừa uống rượu vừa hút thuốc đương nhiên là hại gấp nhiều lần. Điều này là do cồn làm cho mạch máu giãn nở, đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể; còn chất nicotin trong thuốc lá lại dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, khi uống rượu hút thuốc sẽ đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất nicotin trong cơ thể. Ngoài ra, do tác dụng độc tố của cồn có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan đối với chất nicotin. Chính vì thế, khi uống rượu hút thuốc thì gây nguy hại cho cơ thể càng lớn.

 

Kỵ gặp lạnh sau khi uống rượu

 

Do cồn kích thích làm cho mạch máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mẩn đỏ, thân nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu. Ví dụ, sau khi uống rượu đi ra ngoài dễ bị cảm và lạnh cóng.

 

Sau khi uống rượu dùng nước lạnh rửa mặt dễ bị mọc mụn, sau khi uống rượu ngồi dưới quạt dẽ trúng gió, sau khi uống rượu nằm ở ngoài trời dễ bị chứng tê liệt và hôi chân.

 

Kỵ đi tắm sau khi uống rượu

 

Sau khi uống rượu đi tắm se tăng nhanh tiêu hao chất đường tích trữ trong cơ thể, làm cho đường huyết hạ thấp, thân nhiệt giảm nhanh. Hơn thế, chất cồn còn ngăn chặn sự phục hồi tích trữ của đường đối với gan,  làm cho chúng ta bị choáng, vì vậy sau khi uống rượu  không nên lập tức đi tắm để tránh gây hại cho cơ thể. Ngoài ra có một báo cáo cho biết, sau khi uống rượu lập tức đi tắm dễ mắc các bệnh về mắt, thậm chí làm cho huyết áp tăng cao.

 

Kỵ sau khi uống rượu lập tức xem phim

 

Khoa học hiện đại chứng minh, chất cồn trong rượu có thể làm cho hệ thần kinh thu co, nghiêm trọng sẽ dẫn đến mù mắt. Xem ti vi có thể làm cho thị lực suy yếu, uống rượu lại tổn hại thần kinh thị lực, nếu đồng thời tiến hành cả hai cái, thì có tổn lại với thị lực càng lớn. Vì vậy, sau khi uống rượu  đừng nên xem ti vi, người già nên đặc biệt chú ý điều này.

 

Kỵ sau khi uống rượu đi phun thuốc trừ sâu

 

Sau khi uống rượu, cồn vào huyết dịch, kích thích nhiệt độ cơ thể điều tiết vùng trung ương, thúc đẩy  huyết quản trên da và niêm mạc khuếch trương, lưu lượng máu tăng lên. Lúc này nếu da bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc thuốc trừ sâu trong không khí tản mát được hít vào trong niêm mạc đường hô hấp thì sẽ làm đẩy nhanh hoặc chất độc ở trong da và niêm mạc vào trong cơ thể, dẫn đến trúng độc hoặc làm nặng quá trình trúng độc.

 

Kỵ uống rượu trước khi ngủ

 

Trước khi ngủ uống nhiều rượu thì có thể làm ngắt đoạn hô hấp, nguy hại đến sức khỏe. Uống rượu trước khi ngủ làm cho hệ thống hô hấp khi ngủ tạm ngừng, thời gian tạm ngừng này có thế kéo dài 10 phút hoặc hơn. Nếu hô hấp tạm ngừng phát sinh nhiều lần thì sẽ dẫn đến cao huyết áp, thậm chí suy tim.

 

Kỵ sau khi uống rượu lập tức uống thuốc

 

Sau khi uống rượu, cồn bắt đầu gây tác dụng hưng phấn ngắn ngủi đối với hệ thống thần kinh, sau đó chuyển thành khống chế. Nếu trong lúc này uống thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc các loại thuốc chống dị ứng có tác dụng an thần và cả thuốc cảm hàm chứa các thành phần trên, dưới sự tác dụng khống chế của thuốc và cồn sẽ làm cho huyết áp hạ thấp, tim đập chậm, hô hấp khó, thậm chí gây ra tử vong.

 

Ngoài ra, sau khi uống rượu, uống kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc đau viêm… đều dễ làm cho dạ dày xuất huyết, thậm chí thủng dạ dày. Rượu còn gây ảnh hưởng giảm tác dụng dược lý của nhiều loại thuốc như thuốc giảm huyết áp, thuốc tiêu viêm vv, gây ra nguy hại lớn cho cơ thể.

 

Kỵ có bệnh uống rượu

 

Người bệnh không nên uống rượu, đặc biệt là những người mắc bệnh gan mật, huyết quản tim, dạ dày hoặc viêm loét ruột, bệnh động kinh, mất trí nhớ, bệnh béo phì… thì kiêng rượu là bắt buộc, kể cả hàm lượng cồn ít như bia thì cũng không được uống để tránh làm cho bệnh tình thêm nặng. Điều này là do cồn có thể ngăn chặn sự hợp thành của đường gan, làm cho chất béo ở mô xung quanh lọt vào trong gan và đẩy nhanh tốc độ hợp thành chất béo ở gan. Như vậy, người bị bệnh viêm gan, trong tình trạng tế bào gan bị tổn hại thì dễ hình thành nên bệnh mỡ gan.

 

Kỵ uống rượu khi mang thai

Chất cồn ở  trong rượu có thể thông qua huyết dịch gây hại cho thai nhi, thai nhi càng bé thì càng nhạy cảm với nhân tố có hại. Uống rượu sẽ làm cho não và tim của thai nhi bị độc hại do cồn, làm cho thai nhi phát triển trì trệ, tỉ lệ tử vong tăng cao, sau khi ra đời cũng có ảnh hưởng đến trí năng.

 

 

Trước khi uống rượu: ( đây là cách giải rượu tốt nhất)

 

1. Uống thuốc chống say

 

2. Ăn thực phẩm hàm chưa chất xơ nồng độ cao

 

3. Ăn mấy quả quýt

 

4. Uống hỗn hợp sữa bò và sữa chua

 

5. Ăn thực phẩm hàm chứa vitamin C, B

 

Khi uống rượu

 

Dung nạp các loại thịt, trứng, các loại đậu, hoa quả.

 

Sau khi uống rượu

 

Cải thảo: Rửa sạch cải thảo, cắt thành sợi dài nhỏ, thêm vào một chút giấm, đường trắng, trộn đều để ngâm 10 phút sau đó lấy ra ăn, có mùi vị vừa ngọt, vừa chua, mát mẻ lại giải rượu.

 

Các loại nước ép từ lê (2-3 quả), mã thầy (10 củ), mía

 

Rau cần: Lấy một nắm rau cần rửa sạch, băm nát xay nhỏ, dùng vải bọc lại và ép lấy nước uống (cách này có thể giải trừ các triệu chứng như đau đầu, sưng não, mặt đỏ gay do uống rượu say gây ra).

 

Đỗ: Dùng đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen mỗi loại 50g, thêm vào 15g cam thảo, cho vào nấu nhừ, sau đó ăn lẫn cả đậu và nước,, có thể thức tỉnh tinh thần, giải rượu, giảm nhẹ các triệu chứng trúng độc vì rượu.

 

Giấm chua: Vị chua gặp phải cồn thì lập tức sinh ra axi B. Chất béo B và nước có thể giảm nhẹ việc rượu gây tổn hại cho cơ thể. Khi say rượu dùng dấm chua 60g kết hợp với 25g đường đỏ, 5g gừng tươi, thêm vào một chút nước, đun sôi và uống.

 

Uống sữa bò: Sữa bò và rượu hỗn hợp có thể làm cho protit ngưng đọng, làm chậm quá trình hấp thụ rượu trong cơ thể đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

 

Uống nước củ cải: Dùng 500g củ cải trắng rửa sạch vắt ra nước, uống thay trà, mỗi lần 1 cốc, uống 2-3 lần, có tác dụng giải rượu và tẩy trừ khí rượu.

 

Nước cháo, cơm: nước cháo có nhiều loại đường và vitamin A, có công dụng điều hòa giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng hiệu quả càng tốt.

 

Lòng trắng trứng: Lấy lòng trắng trứng, sữa tươi cùng nấu lên thành canh, có thể tiêu trừ mệt mỏi, thanh nhiệt và giải rượu.

 

Gừng tươi: Những người sau khi uống rượu say cảm giác khó chịu bị nôn mửa, có thể ngậm vài lát gừng tươi.

 

Đậu phụ: Khi uống rượu, lấy đậu phụ làm món nhắm là rất thích hợp, bởi vì trong đậu phụ chủ yếu là acid amin, thành phần này có thể giải độc tố khi say rượu, sau khi ăn có thể thúc đây làm cho chất cồn ở trong rượu nhanh chóng bài tiết ra ngoài.

(Theo health.sohu)

Thứ Tư, tháng 2 16, 2011

Anh em nên đọc để đối phó với ...vợ !

Để chồng ít nhậu và về sớm hơn, chị em đã sáng tạo ra cả nghìn lẻ một cách, và đây là kinh nghiệm của một số người:
Chị Hương (29 tuổi, Hải Châu, Đà nẵng):

Quote:
"Có lần biết lão về sớm, tớ uống chút rượu cho mặt đỏ tưng bừng rồi giả vờ say, giãi bày tâm sự rằng lâu nay buồn thế nào, vất vả, cô đơn thế nào. Rồi tớ nôn ra nhà, lão phải dọn". Sau hôm đó, chồng Hương ít nhậu hẳn, có đi cũng báo trước và về đúng giờ hẹn. Chắc anh đã hiểu phần nào nỗi khổ của người vợ có chồng đi nhậu quá nhiều.

Chị Phượng (24 tuổi, Thanh Thuỷ, Huế ):

Quote:
Vợ chồng bằng tuổi, lấy nhau từ khi thời sinh viên nên ít ai chịu ai. Thuyết phục, giận dỗi, nhờ phụ huynh khuyên bảo không xong, có lần chồng nhậu về nôn mửa, Phượng không dọn, sang phòng khác ngủ, lại còn chụp ảnh nữa. Sáng hôm sau phải tự dọn, lại được vợ cho xem những bức ảnh của mình, chồng Phượng thấy "thấm" và xấu hổ, không ngờ mình lúc say lại bê tha thế. "Từ đó tuy hắn vẫn nhậu nhưng nhậu có tư cách hơn nhiều" - Phượng hể hả.

Chị Trang (35 tuổi, thành phố Hội An ):

Quote:
Chồng nhiều tuổi, gần đây hay ốm nên cũng lo cho sức khỏe. Biết vậy, nhiều lúc chị "vô tình" kể chuyện người nọ người kia chết, hay bệnh nặng, khổ sở vì các bệnh liên quan đến nhậu. "Rồi thấy có vẻ ngấm, mình bảo anh cứ vui vẻ, nhưng nhớ giữ sức khỏe vì mẹ con em. Tình hình có vẻ khá hơn trước nhiều" - Trang khoe.

Chị Hà (37 tuổi,Thanh Khê Đà nẵng ):

Quote:
Mẹo của chị là nhờ con lên tiếng. Con gái thủ thỉ với bố là muốn được ăn cơm cùng bố, có nhiều chuyện cần tâm sự, hỏi ý kiến nhưng bố toàn về muộn. Có lần chị bóng gió cho biết con gái đã chứng kiến bố về muộn trong tình trạng say sưa. Anh có vẻ suy nghĩ và ít nhậu khuya hơn. "Có điều làm cách này phải thật khéo, nếu lộ ra là mẹ xui con thì sẽ phản tác dụng" - chị Hà nói.
Chị Thương (28 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội): Thường hay than là mùi bia rượu khó chịu, nhưng chồng không lưu tâm. Có lần trước khi "yêu nhau", chị bảo "em uống một chút nhé, cho nó hợp với mùi của anh, không thì...". Từ đó, ông xã Thương có vẻ chừng mực hơn khi nhậu đêm.

Chị Lan (29 tuổi, Tam Kỳ, Quảng Nam):

Quote:
Chán vì nói mãi không được, Lan thôi than phiền. Đến giờ, chị ăn trước; chồng về thấy nhà cửa tinh tươm, vợ vẫn tươi cười ra vẻ không quan tâm chuyện sớm hay muộn, vẫn nghe nhạc, đắp mặt nạ, chơi với con. Nhiều hôm chị đưa bé đi chơi, hoặc gửi con cho mẹ rồi gặp gỡ bạn bè, cố ý về muộn hơn chồng. "Ông xã thấy vắng mình mà vợ vẫn hơn hớn, trang điểm ăn mặc đẹp, đi chơi suốt thì đâm lo, lại tủi thân vì có vẻ như mình là người thừa" - Lan kể. Có hôm, cậu con trai 5 tuổi vô tình khoe "có chú gì khen mẹ càng ngày càng xinh". Dần dần chị thấy anh về sớm hơn, hôm nào nhậu cũng tự giác "báo cáo" vợ.

Việc áp dụng cách nào để "trị" chứng thường xuyên nhậu khuya của chồng phải thật linh hoạt. Các bà vợ nên lựa theo tính nết của ông xã, tùy vào hoàn cảnh cụ thể để tùy cơ ứng biến, nếu không sẽ lợi bất cập hại.

 

 

Triết lý,luận bàn về rượu của người xưa.

Rượu ngon hay dở, không phải ở chính nó, mà là do bạn có tâm tình gì lúc uống.
Một người ôm nổi thống khổ, dù rượu ngon bậc nhất thiên hạ, uống vào cũng đắng.
Một người đàn ông khi mời người khác uống rượu mừng (hôn lễ), chính là biểu thần đời y đã bắt đầu từ từ trả nợ.
Rượu là thứ thật kỳ diệu, lúc mình càng không muốn bị uống say, mình càng bị say lẹ, đến lúc muốn say, ngược lại say không được.
Sống chết chuyện nhỏ, uống rượu chuyện lớn.
Đời sống con người bao nhiêu là chuyện bất bình, chỉ muốn say sưa không tỉnh dậy, tôi hận quá đi là hận!
Mỗi người chiến thắng xong rồi, có lúc cũng cảm thấy như ly rượu không. Rượu trong ly đã hết, người chiến thắng rồi, bao nhiêu đấu chí và dục vọng trong người, cũng như rượu trong ly, bỗng hết sạch.
Người đã uống rượu rồi, giọng nói đặc biệt lớn hơn một tý. Bọn họ cứ ngỡ mình hạ thấp giọng lắm, nhưng người khác thì bị bọn họ la thét muốn chết luôn.
Nghe nói rượu còn thêm đàn bà vào nữa, sẽ làm cho hạng người nào đó quên mất đi những thứ thống khổ nào đó.
Rượu không thể giải quyết được thống khổ của người ta, nhưng làm cho người ta tự lừa gạt được mình.
Trong phòng hoặc trong nhà một người đàn ông nếu không có rượu, người đàn ông đó là thứ đàn ông gì? Không uống rượu không thể là đàn ông! Dù chính y không uống, cũng phải nên để đó cho người khác uống.
Một người uống rượu một mình vô vị hết sức. Một người biết uống rượu và một người uống một ly là say, uống rượu với nhau cũng vô vị như vậy. Một người lẩm bẩm một mình vô vị làm sao, nhưng nói chuyện với một người ăn nói vô duyên mặt mày vô vị lại càng vô thú. Trên đời này có bao nhiêu chuyện như vậy.
Bất kể uống rượu tỉnh lại rồi sẽ chán nản tiêu trầm ra sao, lúc uống rượu vẫn cứ khoái lạc.
Uống rượu với một người uống không say thật là nhạt nhẻo làm sao, bởi vì một người thích uống rượu hy vọng người khác sẽ say trước mình, như vậy mới có chuyện cười để xem, cũng khoe tài mình tửu lượng như biển.
Đàn ông uống rượu có đàn bà bên cạnh, hình như say nhanh hơn sao đó, nhất là đàn bà đẹp.
Một người lúc muốn say thật, sẽ say rất nhanh, bởi vì y không say cũng làm bộ say. Diệu nhất là, một người nếu muốn say, thì một hồi thuờng thường ngay cả y cũng không rõ mình đang giả say hay là say thật.
Rượu tuy có thể làm người ta sinh ra hào khí, cũng có thể làm người ta mất đi kình khí.
Rượu là cái vỏ, như cái vỏ trên người con ốc sên, có thể để mình chui vào đó trốn. Rồi thì dù người khác có đạp lên, mình cũng chẳng phải thấy.
Lời nói say thường thường là lời nói thật, chỉ tiếc là người đời không thích nghe lời nói thật.
Đánh bạc, đàn bà, rượu! Ba chuyện đó bỏ vào một nơi, còn ai có thể giữ cho đầu óc tỉnh táo?
Ngàn vàng dễ có, tướng giỏi khó cầu. Người uống rượu tuy nhiều, chân chính có thể tự xưng là đại tướng, không có bao nhiêu người.
Tôi thường cho rằng, một người còn ăn được, uống được, là người có phúc khí.
Không uống rượu, cũng chẳng sao, chỉ bất quá thấy ngày tháng thành ra dài hơn một chút, bạn bè hình như ít hơn đi một chút.
Trên đời này chỉ có một thứ chất lỏng trân quý, đó là rượu. Chỉ có rượu mới làm người ta quên những chuyện không nên nghĩ tới. Mà cái bi ai nhất của con người là, cứ đi nghĩ những chuyện không nên nghĩ. Trừ "chết" ra, chỉ có rượu mới làm cho người ta quên được những chuyện đó.
Nếu một người có thể đem cái xúc cảm và bạn bè của mình cùng cộng hưởng, dù không có rượu cũng hứng chí lắm.
Trời nếu không thích rượu, tửu tinh không ở trên trời, đất nếu không thích rượu, đất không có tửu tuyền. Trời đất đã thích rượu, thì người thích rượu không xấu hổ với trời đất.

(St)

RƯỢU NGÀN NGÀY (truyện hoang đường Trung Quốc)

 

Ngày xưa có một người hay uống rượu tên là Huyền Thạch. Anh ta tự cho mình là người uống giỏi nhất, thường không coi ai ra gì.  Một hôm có việc phải ra ngoài, khi đi qua quán rượu Tuy Sơn, anh ta bỗng nổi cơn thèm rượu liền đi thẳng vào quầy. Người chủ quán đang bận tiếp khách trông thấy anh ta vào vộI vẫy tay chào.   Huyền Thạch với vẻ mặt hết sức hợm hĩnh vỗ vỗ vào bụng mình tỏ ý là người sành uống yêu cầu nhà chủ cho thứ rượu hảo hạng. Ông chủ quán quay sang bảo tiểu nhị lấy ngay cho khách loại rượu tốt nhất của quán mình, gọI là “Thiên nhật tửu”, tức rượu ngàn ngày.                                    

 

                Khi tiểu nhị mang rượu ra, ông chủ chưa kịp rót rượu mời thì Huyền Thạch đã bị mùi thơm nức của rượu làm cho thèm nhỏ rãi và giật ngay lấy bầu rượu ngửa cổ nốc ừng ực cho đến giọt cuối cùng và ngắc ngư bước thấp bước cao lên đường.                 

 

                Trên đường đi anh ta như ngườI đang cưỡi mây đạp gió, về đến nhà là nằm vật xuống giường ngáy khò khò và ngủ li bì như một cái xác chết, ngườI nồng nặc mùi rượu. Cũng như nhiều lần trước đây mọi ngườI bỏ mặc bao giờ tỉnh rượu anh ta sẽ tự thức dậy.

 

                Thế nhưng lần này không như các lần trước, Huyền Thạch ngủ liền một mạch  đến mấy ngày mà không hề tỉnh lại. NgườI nhà hoảng hốt  mời thầy thuốc đến xem bệnh, nhưng thầy thuốc cũng đành bó tay. Tiếp theo mấy ngày nữa, anh ta vẫn không tỉnh lại, người nhà cho rằng anh ta đã tân số, đành gạt nước mắt đi mua về một cỗ quan tài, khâm liệm và đưa vào núi mai táng.

 

               Thời gian thấm thoắt đã ngàn ngày. Hôm đó ông chủ quán kiểm kê số rượu tồn kho, đột nhiên nhớ lại trước đây một ngàn ngày có một ông khách đến đây mua một bình rượu “Thiên nhật tửu”. Ông vội vàng hỏi tiểu nhị có hướng dẫn cho ông khách phải uống loại rượu đó một cách từ từ không ? Tiểu nhị đứng ngớ người hồi lâu và trả lời là quên dặn khách điều đó. Ông chủ quán cảm thấy việc này nhất định đã gây rắc rối. Ông ta nghĩ nếu như Huyền Thạch đã uống say thì đến ngày hôm nay cũng vừa tỉnh lại. Thế rồi ông cùng tiểu nhị  đi tìm nơi ở của Huyền Thạch.

 

               Trên đường đi, ông hỏi thăm một người trong xóm, ngườI này tròn xoe đôi mắt ngạc nhiên trả lời : Huyền Thạch ư ? Huyền Thạch đã chết cách đây ba năm rồI!

               Chết rồi ư ? chủ quán hết sức kinh ngạc, đứng lặng hơn ba phút sau mới ngẩng đầu lên chụp lấy cánh tay người kia và nói – Mau mau dẫn tôi tới mộ Huyền Thạch.

 

                Người nọ bị ông chủ quán làm cho cuống cuồng chẳng biết đầu đuôi ra làm sao, vội vàng cho gọi ngườI nhà Huyền Thạch đến. Chủ quán không giải thích vì sao, một mực đòi ông ta dẫn ngay đến mộ chôn Huyền Thạch.

 

                Đến nơi, chủ quán liền dùng xẻng đào bới ngôi mộ, mọi người xung quanh không ai ngăn cản được, chẳng mấy chốc chiếc quan tài đã lộ ra. Chủ quán nài nỉ mấy chang trai khoẻ mạnh đứng quanh đấy hãy giúp ông ta xuống huyệt nâng chiếc quan tài lên. Thế nhưng các chàng trai đều sợ hãi đứng nép vào nhau. Chủ quán không còn cách nào khác đành tự mình nhẩy xuống huyệt dùng xẻng cậy nắp quan tài. Mọi người đứng trên huyệt trố mắt nhìn ông chủ quán và cho rằng ông ta đã phát điên, không ai dám ngăn cản. Trong chốc lát nắp quan tài đã bật ra, mùi rượu bốc lên thơm lừng và mọi người nhìn thấy Huyền Thạch nằm thẳng đờ trong quan tài. Một vài người bạo gan tiến lại gần để nhìn, đột nhiên phát hiện mí mắt của Huyền Thạch như đang động đậy và bụng anh ta thì đang phồng lên. Mọi ngườI hết sức kinh ngạc. Đúng vào lúc đó đôi mắt nhắm nghiền của Huyền Thạch bỗng mở trừng trừng và lập tức nhổm người từ trong quan tài đứng thẳng dậy, mồm anh ta lẩm bẩm “Rượu ngon ! Rượu ngon tuyệt !” Mọi người đứng chung quanh sợ xanh mắt và chạy tán loạn, chỉ còn một mình ông chủ quán cười tít mắt đứng đối diện với anh ta như đang đón chào anh từ cõi chết trở về.

 

            Số người sợ hãi bỏ chạy do hít phải mùi rượu về đến nhà cũng đều say tất, các chàng trai đều “chết” say ba tháng liền.

 

Thần Lưu Linh và đệ tử xưa, nay…


Xưa nay và mãi về sau rượu đã, đang và sẽ làm tốn nhiều giấy mực, làm lao tâm khổ tứ biết bao nhiêu nhân văn thi sĩ. Người xưa từng ví “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Rõ ràng là bịa nhưng xem ra các đệ tử của “Thần Lưu Linh” lại khoái cái sự bịa này vì nó qúa đúng với tâm lý của họ. Thử tưởng tượng một khi nào đó cả thế giới không có một giọt rượu bia nào thì sẽ ra sao nhỉ? Trái đất sẽ ảm đạm biết chừng nào?
Từ khi lớn lên cho đến bây giờ khi mái đầu đã điểm sương, được tận mắt thấy những cung cách uống rượu qua hai thời đại mới thấy quả là rất khác nhau mà tự hỏi không biết cách uống nào đúng, cách uống nào sai. Sinh ra ở làng quê hồi còn nhỏ chưa biết uống rượu thấy các cụ khi ăn cỗ, rót rượu ra chén mắt trâu hay chén hạt mít nhỏ xíu mà cũng không uống hết bằng một ngụm.
Khi chúc rượu thì chỉ nâng chén hơi cao mà không có lệ chạm cốc, chạm ly liên tục như bây giờ. Rượu lúc nào cũng được rót đầy chén vì đó là thể hiện tấm lòng người mời, người rót rượu, còn người uống thì tùy tâm.
Khi khách mới chỉ dùng một ngụm nhỏ, chén rượu vơi đi chút ít thì lại được rót thêm, vì thế chén rượu luôn đầy. Tửu lượng khách không cao thì tuy mời rất nhiệt tâm để khách uống thêm ít nhiều nhưng tuyệt đối không ép đến mức phải say. Người ngồi cùng mâm rượu thì mời nhau rất tao nhã: “Rước cụ xơi rượu ạ!” hay: “Để mời ông xơi rượu ạ!”…
Tiệc rượu thì nhẩn nha nhưng thường không kéo dài vì thế người say đến mất hết tự chủ ít lắm. Phải là người thân thiết, tâm đắc đến mức nào mới được mời uống rượu vì thế cuộc rượu thường mặn mà câu chuyện của những người gần gũi, đồng cảm và thấu hiểu nhau… Nhà thơ Lý Bạch thời Đường, Trung Hoa được người đời gọi là Tiên thi, cùng với các ông Đỗ Phủ (Thánh thi) và ông Bạch Cư Dị là Tam nhân Đường thi.
Các nhà thơ bàn về rượu như sau:
“Một ly hợp lẽ tự nhiên
Ba ly đạo lớn thông lên tận giời”,
hay:
“Trời mà không thích rượu ư
Cớ sao tiên giới ngất ngư Bàn Đào
Đất mà không thích rượu sao
Tửu Tuyền đất đã vận vào thành tên”,
rồi:
“Trời đất đã nhiều phen nghiêng chén
Ta say mèm chẳng thẹn cùng ai
Thánh nhân thích rượu mới hay
Hiền nhân say tít cung mây, càng hiền
Thì phải ước thần tiên chi nữa
Thánh với hiền đã đủ thần tiên”.
Đọc lên nghe ngang ngang giọng rượu nhưng không cãi vào đâu được vì nó đúng và đậm chất nhân văn. Người đời gọi Lý Bạch là “Tiên thi” lại càng đúng vì thơ ông đầy tiêu sái, hào sảng và thoát tục.
“Ta bên rượu, thơ thơ, hát hát
Mong chén nào cũng bát ngát trăng”, làm gì còn cái dung tục của một kẻ uống rượu tầm thường hay nát rượu với những hệ lụy của rượu. Bài thơ “Tương tiến tửu” của ông thì thật là một thiên thơ rượu, không thể viết hay hơn được nữa:
Anh không thấy nước trời chảy mãi
Thành mênh mông một dải Hoàng Hà
Chảy mau về với biển xa
Có quay trở lại cùng ta bao giờ?
Anh không thấy tóc tơ ngày nọ
Sớm đương xanh chiều đã tuyết sương
Nhà cao ai đứng trong gương
Trông nên tóc bạc mà thương phận người!
Thì gặp lúc đông vui bầu bạn
Đừng để cho chén cạn dưới trăng
Có tài tất có khi dùng
Ngàn vàng dẫu hết ngại ngùng làm chi
Trâu ta giết và dê ta mổ
Rồi cùng nhau đòi nợ Lưu Linh
Sầm công với Đan Khâu sinh
Xin đừng ngưng chén chuốc mình chuốc ta
Ta vì bạn xin ca một đoạn
Bạn vì ta xin bạn lắng nghe
Chuông vàng mâm ngọc thiết gì
Ước say đừng tỉnh làm chi thêm phiền!
Đời chẳng thấy thánh hiền đâu nữa
Chàng say kia thiên cổ lưu danh
Trần vương thơ túi rượu bình
Rót mười ngàn chén mới thành cuộc vui
Sao lại sợ tiền vơi bạc ngót?
Áo áo cừu bên ngựa tốt ngàn vàng
Trẻ đâu, đem cả vào làng
Đổi ra rượu uống cho tan cổ sầu.
Có một chút buồn vì cuộc đời con người như dòng nước chảy xuôi, thấm thoắt thoi đưa, vì thế khi bạn bè tâm đắc gặp nhau hãy bày tiệc rượu cùng nhau vui vầy. Người ta vẫn nói về  “Tửu trung bát tiên” là tám ông cư sĩ thơ, rượu tâm đầu ý hợp ở Trường An là Lý Bạch, Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi là những bậc nho sĩ tài giỏi thời bấy giờ. Khi Lý Bạch rũ áo từ quan thì đưa tiễn ra ngoài thành cả trăm dặm, hơn ba ngày trời, viết đến hơn trăm bài thơ tống biệt mà vẫn chưa nói hết tâm tình.
Thơ của Lý Bạch không chỉ có rượu, trăng, hoa mà còn nặng lòng với những tình đời khác, về chiến tranh, nỗi lòng người chinh phụ chờ chồng, những xót xa khi chàng ra đi không trở lại, về thế sự, gặp gỡ bạn bè, tiễn biệt, về nỗi xót xa tha hương (Chiêu Quân cống Hồ), về phụ nữ và tình yêu, tức cảnh ngâm vịnh. Có điều nhiều bài thơ về rượu và không về rượu (nhưng vẫn nhắc đến rượu) của Lý Bạch chứa đựng khi thì nỗi buồn man mác: “Bụi vàng chôn thành quách. Người xưa đâu thấy nào” hay: “Ngàn năm trăng vẫn một vừng. Ngàn năm người vẫn như dòng nước trôi”, rồi “Trăng buồn đang chở lòng tôi”, khi thì sầu nặng trịch vì là sầu vạn cổ. “Sầu thì ngàn vạn mối” hay: “Riêng ta một mình tái tê”.

Thùng gỗ đựng rượu.
Sau này nhà văn Nguyễn Tuân của ta, cũng là một người sành rượu, mê rượu đã viết trong bài thơ “Say” rằng: “Đã say sưa mặc quách thế gian cười/ Mượn màu men giả dạng làng chơi/ Cơn chuếnh choáng coi ra trời đất nhỏ. Ai muốn lấp sầu thiên vạn cổ/ Hãy cùng ta uống cạn một hồ đầy”, để rồi: “Rượu ngà say quên lẫn cả mình. Khi túy lúy thoát hình ngoài cõi tục”...
Nguyễn Tuân bảo rằng giữa ngực mình có Lý Bạch vì sự ngưỡng mộ, vì cùng yêu thơ và rượu, giống nhau về tính ngang tàng, thích phóng khoáng tự do: “Vua gọi lên thuyền không chịu đến. Tự xưng, thần chính Tửu tiên đây” (Đỗ Phủ).
Thánh thi Đỗ Phủ, bạn vong niên (Đỗ Phủ kém Lý Bạch 11 tuổi) của Lý Bạch gọi ông là “Tiên tửu” không phải là quá lời. Bởi uống rượu thì nhiều lúc phải say bí tỉ, Lý Bạch cũng không khác được, mà ông say nhiều nữa là đằng khác.
Tương truyền ông say đến mức canh năm thiết triều (để đọc thư Phiên) vẫn ngủ tít mít, vua phải sai nấu canh và tự tay khuấy cho nguội để Lý Bạch giải rượu. Khi được vua triệu vào cung Trầm Hương (lần viết bài Thanh bình điệu) thì siêu vẹo trên lưng ngựa, rồi nằm vật trên long khảm, miệng thểu dãi, vua lấy áo bào lau cho. Nhưng say mà không làm hỏng việc, bằng chứng là ông say tít cung mây mà vẫn đọc thư Phiên không sai một chữ và thay vua phủ dụ Phiên sứ, lời lẽ oai phong sang sảng. Trong nháy mắt múa bút viết xong ba bài Thanh bình điệu. Bảo tỉnh rượu do ăn mấy thìa canh vua ban hay do uống ly nước lạnh chắc chỉ là thêu dệt.
Thơ hòa trong rượu hay rượu hóa thành thơ? Lý Bạch đã để thơ bay lên cùng men rượu và thế là rượu được thoát tục, đọc thơ thấy nhẹ lâng lâng thanh thoát mà cao sang. Đỗ Phủ nói Lý Bạch uống một chén rượu làm cả trăm bài thơ. Uống rượu có ba hạng sang, hèn và nhục ai cũng biết, uống như Lý Bạch là hạng sang. Trong các nhà thơ đời Đường thì Lý Bạch được các văn sĩ Âu - Mỹ quan tâm và dịch thơ ông nhiều nhất.
Bây giờ không biết có phải do lối sống công nghiệp cộng với nhịp sống thị trường hay không mà người ta uống khác. Đặc trưng của lối uống rượu, bia bây giờ là tốc độ nhanh với khối lượng lớn nếu tính tổng thể một cuộc rượu (hay bia) cũng như riêng từng chiêu một. Có khi vào đầu cuộc, nhà hàng chưa kịp dọn một món gì để đưa cay thì đã phải “tấp” vài ba ly. Nếu lòng không dạ dốc thì quả là khổ vì khi đó rượu, bia đều ngấm nhanh nhất nên dễ bị say. Nếu là bia thì vài cốc làm bụng dạ đã lưng lửng nên không ăn được nữa làm cho nguy cơ bị say nhiều hơn và sau đó là cơn đói cồn cào.
Chả biết tự bao giờ mà cái kiểu uống 100%; “một, hai, ba... dô!” ở đám nhậu nào cũng có, mà trong một cuộc nhậu đâu chỉ có một lần, có khi cả chục lần 100%. Lại còn cái kiểu “chơi” nhau bằng rượu với đủ mọi thủ thuật như khích, “đánh đòn hội đồng” tức là số đông cứ lần lượt một vài người đến chúc một người là đối tượng cần phải “hạ gục”, khi mà đã ngà ngà say còn dụng cả chiêu lấy nước khoáng thay cho rượu của mình để cụng ly uống 100% với đối thủ. Bây giờ các quán bia buổi chiều quán nào cũng có người say đến ói mửa.
Để mua vui và uống nhiều, người ta nghĩ ra “tả pí lù” lý do để uống như sơ suất thì bị phạt, nói hay thì được “thưởng”, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương, sinh con một bề… đến cùng có tóc muối tiêu, áo hay quần đồng màu, cùng kiểu điện thoại…
Dân nhậu Sài Gòn còn có hẳn một “tuyên ngôn nhậu” với điều một là: “Khi nhận được tín hiệu ăn nhậu là phải lên đường đi gấp để tránh tình trạng gà sống đá gà chết”. “Gà chết” tức là những người đến trước uống nhiều đã say, “gà sống” là người đến sau uống ít chưa hề hấn gì. “Luật” này nhằm chống lại ý đồ cố tình đến muộn để tránh phải uống nhiều… Ngày mới giải phóng, dân nhậu Nam chê dân nhậu Bắc là uống cả sáng lẫn trưa.
Dân nhậu Bắc thì chê dân nhậu Nam uống nhiều, nhiều khối lượng, nhiều chủng loại, một tối đi chơi có khi uống đến vài ba loại rượu bia. Do trời lạnh về mùa đông nên bà con phía Bắc ăn sáng có khi uống chén rượu cho ấm (nhưng mấy tỉnh miền núi phía Bắc thì ăn sáng cũng “xúc miệng” hai ba cốc), ăn trưa cũng uống chút đỉnh là do tập quán không rạch ròi giữa ăn và uống.
Khi được mời đi uống rượu thì hiểu là cả uống và ăn. Khác với bà con miền Nam khi được mời đi uống thì uống là chính, ăn là phụ vì thế trước khi đi nhậu thường ăn cơm trước. Đến nay, đã có dung hòa ít nhiều giữa hai tập quán sinh hoạt này nghĩa là Nam - Bắc đều uống cả trưa lẫn chiều nhưng số lượng nhiều và cường độ cấp tập. Không còn đâu cái thú uống rượu nhẹ nhàng tao nhã ngày xưa của các cụ nữa. Đi mười đám cưới thì chín đám phải ngồi uống với những người không quen biết nên toàn chuyện xã giao.
Cỗ cưới trưa thì phải uống cho nhanh để chiều còn làm việc thời gian đâu mà nhẩn nha thư thái. Các tỉnh về cơ quan Trung ương làm việc thì tranh thủ buổi trưa mời “các anh giao lưu với chúng em” để chiều còn về. Vì nhiều lý do nên phải uống “hết mình” và đương nhiên là cấp tập nên chiều ấy thì công việc chiếu lệ vì hai con mắt cứ ríu lại! Rồi chẳng biết từ khi nào sinh ra cái kiểu uống rượu mạnh và “chữa lửa” bằng bia.
Uống kiểu này thì phải có thần kinh thép vì rượu bia “đánh nhau” đầu đau như búa bổ. Nhiều vị không biết nên đau đầu thì uống các loại thuốc giảm đau có chứa Paracetamol mà không biết chất này hủy hoại tế bào gan, đương nhiên tác dụng độc là rất cao khi gan đang bị nhiễm độc rượu.
Trước đây, ở Hà Nội và các thành phố, thị xã phía Bắc các “cơ sở” nhậu có quy mô nhỏ bé, giờ thì như nấm, những “bãi” nhậu bạt ngàn xe máy, ngang tầm với các “trung tâm ăn nhậu” miền Nam. Rượu vào cả trường đại học, công sở, Chính phủ đã phải ra chỉ thị cấm uống rượu trong công sở nhưng đâu đó trong các công sở điệp khúc “một, hai, ba... dô!” vẫn rền vang vì có ai đi phạt đâu mà sợ!
Chả dám dạy khôn thiên hạ nhưng rượu uống ít và điều độ thì rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng uống nhiều thì làm suy giảm sức khỏe nên gần đây “bệnh đàn ông” ngày càng nhiều. Đấy là chưa kể số uống rượu hèn và rượu nhục cũng ngày một nhiều thêm!

Lịch sử về rượu và văn hóa uống _ Tiếp theo và hết

 

THỜI KỲ CẬN ĐẠI

Thời kỳ cận đại nói chung đã được đặc tả là thời kỳ của cải hưng thịnh. Các thành phố và đô thị phát triển về cả số lượng và tầm cỡ, các miền đất lạ được khám phá và trở thành thuộc địa, và thương mại đã mở rộng. Có lẽ điều quan trọng hơn cả là đã có một cách nhìn mới về thế giới.  Sự nhấn mạnh của thời kỳ Trung Cổ vào tính “trần gian” – tức niềm tin rằng cuộc sống này chỉ là sự chuẩn bị cho thiên đường - dần dần đã nhường đường, đặc biệt đối với tầng lớp giầu có và có học thức, cho thái độ quan tâm tới chính cuộc sống trần gian này (Wallbank & Taylor, 1954, p. 513).

Sự cải cách của đạo Tin Lành và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các quốc gia đã phá vỡ lý tưởng của vũ trụ quan Nhà Thờ bao trùm cả Vương Quốc La Mã thần thánh. Tính hợp lý, chủ nghĩa cá nhân, và khoa học đã ảnh hưởng lớn đến chủ nghĩa lý tưởng cảm tính đang thịnh hành, đến chủ nghĩa công xã và tôn giáo truyền thống (Wallbank & Taylor, 1954, pp. 513-518; Slavin, 1973, ch. 5-7).

Tuy vậy, các lãnh tụ Tin Lành như Luther, Calvin, các lãnh tụ của Nhà thờ giáo phái Anh và ngay cả các môn đồ Thanh giáo đã không khác nhau mấy trong việc truyền đạo của Nhà thờ thiên chúa giáo: rượu là món quà ân huệ của Thượng Đế và được tạo ra để sử dụng một cách chừng mực cho sự vui thú và sức khỏe; sự xay xỉn đã được nhìn nhận như một tội lỗi (Austin, 1985, p. 194).

Từ giai đoạn này cho đến ít nhất là đầu thế kỷ 18, các thái độ nhìn nhận về uống rượu đã được đặc trưng bởi sự công nhận liên tục mặt tích cực của việc sử dụng rượu một cách tiết chế và những lo ngại ngày càng tăng về mặt tiêu cực của tật say rượu. Say rượu nhìn chung đã được xem như là kết quả của sự buông thả, và đã nhìn nhận như điều đe dọa đối với sự cứu rỗi tinh thần và hạnh phúc xã hội. Tật say rượu cũng đi ngược lại với xu hướng mới chú trọng đến sự làm chủ bản than và thế giới và đến công việc và tính hiệu quả (Austin, 1985, pp. 129-130).

Mặc dù vậy, sự tiêu thụ rượu thường là cao. Vào thế kỷ thứ 16, tiêu thụ thức uống có độ cồn đạt 100 lít trên một đầu người một năm tại Valladolid, Tây Ban Nha,  và các nông dân Ba Lan đã tiêu thụ tới 3 lít bia mỗi ngày (Braudel, 1974, pp. 236-238).Tại Coventry, lượng ale và bia được tiêu thụ trung bình là 17 “panh” (pints) – đơn vị đo lường của Anh = o,473 lít -  trên một đầu người mỗi tuần, so với lượng tiêu thụ ngày nay là 3 panh;nếu tính trung bình trên toàn lãnh thổ quốc gia thì trung bình la 1 panh trên một đầu người mỗi ngày. Tại Thụy Điển lượng tiêu thụ bia trung bình thời đó gấp khoảng 40 lần so với thời nay tại Thụy Điển. Các thuỷ thủ Anh đã nhận khẩu phần một ga-lông (4, 54 lit) bia mỗi ngày, trong khi đó lính quân đội được nhận 2/3 ga-lông. Ở Đan Mạch, sự tiêu thụ bia thông thường là một ga-lông mỗi ngày đối với người lao động trưởng thành và thủy thủ (Austin, 1985, pp. 170, 186, 192).

Tuy vậy, sự sản xuất và phân phối rượu mạnh lại lan truyền một cách từ tốn. Việc uống rượu mạnh chủ yếu là vì mục đích chữa bệnh trong suốt thế kỷ thứ 16. Người ta đã nói về rượu mạnh rằng ‘thế kỷ 16 đã tạo ra rượu mạnh, thế kỷ 17 tiêu thụ rượu mạnh và thế kỷ 18 tryền bá rượu mạnh” (Braudel, 1967, p. 170).

Một thức uống đã rõ ràng bắt đầu sự nghiệp của nó vào thế kỷ 17 đó là rượu sủi champagne . Công phát triển loại rượu này trước hết là của Dom Perignon, người sản xuất rượu vang tinh hoa của một tu viện tại Pháp. Ông đã sử dụng một đôi ủng thật chắc, chế một cái nút li-e hiệu quả (và cái mà có thể chứa được bọt sủi trong đôi ủng) , và ông bắt đầu phát triển kỹ thuật trộn những thứ đựng bên trong. Tuy nhiên, đã phải môt thế kỷ nữa trước khi các vấn đề - đặc biệt là vấn đề ủng bị bục – được giải quyết và rượu champagne sủi trở thành phổ biến (Younger, 1966, pp. 345-346; Doxat, 1971, p. 54; Seward, 1979, pp. 139-143).

Rượu mạnh Spirit từ hạt ngũ  cốc nguyên bản, whisky, dường như đã được chưng cất lần đầu tiên tại Ái Nhĩ Lan. Tuy nguồn gốc chính xác của nó chưa rõ nhưng đã có bằng chứng rằng rượu Whisky đã được tiêu thụ rất phổ biến tại Scotland vào thế kỷ thứ 16 (Roueche, 1963, pp. 175-176). Cũng vào thế kỷ 17 Franciscus Sylvius (or Franz de la Boe),  một giáo sư ngành y khoa của trường Đại học University of Leyden, đã chưng cất rượu mạnh từ hạt ngũ cốc.

Rượu mạnh Spirit chưng cất  thường được tẩm hương vị của loại quả của cây “bách xù” tên là juniper . Từ đó loại rượu này được biết với cái tên “junever”, tên tiếng Hà Lan là "juniper." Người Pháp đổi tên thành “genievre”, mà người Anh đổi thành "geneva" và từ đó bị biến thành rượu "gin"  (Roueche, 1963, pp. 173-174). Lúc ban đầu, rượu gin được sử dụng với mục đích chữa bệnh, việc uống rượu gin như thức uống thường ngày lúc ban đầu đã không phát triển nhanh. (Doxat, 1972, p. 98; Watney, 1976, p.10). Tuy nhiên, đến năm 1690, Anh quốc đã thông qua “ Đạo luật khuyến khích việc chưng cất rượu mạnh Brandy và Spirit từ ngũ cốc” và trong vòng bốn năm sản lượng rượu Spirit, đa phần là ruơuj Gin, đã đạt gần một triệu ga-lông (Roueche, 1963, p. 174).

Thế kỷ thứ 17 cũng chứng kiến các thực dân tại Virginia tiếp tục đức tin truyền thống rằng thức uống có độ cồn là một loại thực phẩm tự nhiên và tốt nếu sử dụng một cách chừng mực.  Ở thế kỷ này, cơ sở chưng cất rượu đầu tiên được thành lập tại những thuộc địa thuộc Staten Island  bây giờ (Roueche, 1963, p. 178), nghề trồng cây hu-blong đã bắt đầu tại bang Massachusetts, và cả nấu bia lẫn cất rượu đều được luật pháp khuyến khích tại Maryland (Austin, 1985, pp. 230 and 249).

Rượu Rum được sản xuất từ việc chưng cất đường mật lên men, được tạo ra từ mía. Mặc dù đã được giới thiệu trên thế giới và có lẽ đã được sáng chế bởi các người châu Âu đến khai hoang tại West Indies, không ai thực sự biết là rượu Rum lần tiên được sản xuất khi nào và do ai. Nhưng đến năm 1657, một cơ sở chưng cất rượu Rum đã được vận hành tại Boston. Đây là một công việc phát triển rất thành công và chỉ trong một thế hệ cơ sở sản xuất này đã trở thành một nền công nghiệp lớn nhất và phát đạt nhất tại thuộc địa New England (Roueche, 1963, p. 178).

Giai đoạn bắt đầu của thế kỷ 18 đã thấy các Nghị viện thông qua các đạo luật được xây dựng để khuyến khích sử dụng ngũ cốc cho việc chưng cất rượu mạnh spirit. Vào năm 1685, sự tiêu thụ rượu gin đã gần hơn một nửa triệu ga-lông (Souria, 1990, p. 20). Khoảng năm 1714,  sản xuất rượu gin đã đạt hai triệu ga-lông (Roueche, 1963, p. 174). Đến năm 1727, sản lượng chính thức đã đạt năm triệu ga-lông; sáu năm sau chỉ riêng vùng Luân Đôn đã sản xuất mười một triệu ga-lông rượu gin  (French, 1890, p. 271; Samuelson, 1878, pp. 160-161; Watney, 1976, p. 16).

Chính phủ Anh đã rất tích cực thúc đẩy việc sản xuất rượu gin từ ngũ cốc dư thừa để tăng thu nhập. Được chính sách khuyến khích, rất nhiều loại rượu mạnh spirit rẻ tiền đã đồng loạt trôi nổi trên thị trường khi đó còn chưa có những vết nhơ định kiến gắn với hình ảnh say rượu và vào thời kỳ dân nghèo thành thị ngày một gia tăng tại Luân Đôn đang tìm kiếm giải khuây cho cuộc sống khắc nghiệt và bấp bênh của họ (Watney, 1976, p. 17; Austin, 1985, pp. xxi-xxii). Bởi lẽ đó đã xuất hiện dòng rượu với cái tên Gin Epidemic (tạm dịch là Gin Lan truyền).

Trong khi các ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này có thể đã hơi bị thái quá, Quốc hội đã thông qua đạo luật vào năm 1736 để hạn chế việc tiêu thụ rượu bằng cách cấm bán rượu gin với lượng quá hai ga-lông và đồng thời đánh thuế rất cao về việc buôn bán rượu. Tuy vậy, đỉnh điểm của thời tiêu thụ rượu  là 7 năm sau đó, khi dân số đạt 6 triệu rưởi người đã tiêu thụ 18 triệu ga-lông rượu gin. Và đa số rượu được tiêu thụ bở nhóm ít người sống tại Luân Đôn và các đô thị khác; dân ở các vùng quê chủ yếu là uống bia, ale hoặc rượu táo (Doxat, 1972, pp. 98-100; Watney, 1976, p.17).

Sau khi vượt qua đỉnh điểm, việc tiêu thụ rượu gin đã giảm mạnh một cách nhan chóng. Từ 18 triệu ga-lông vào năm 1743 xuống còn 7 triệu ga-lông vào năm 1751, và xuống dưới hai triệu vào năm 1758, và nhìn chung đã suy giảm đến cuối thế kỷ  (Ashton, 1955, p. 243). Đã có một số tác nhân ảnh hưởng đến việc suy giảm tiêu thụ rượu gin. Đó là sự xuất hiện của các loại bia cao cấp hơn với giá rẻ hơn, sự tăng giá của ngũ cốc và các loại thuế làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về giá của rượu gin, đã có một số tẩy chay đối với việc chưng cất rượu, một hình ảnh xấu gắn với việc uống rượu gin, một sự phê phán ngày càng tăng đối với tật say xỉn, một quy chuẩn mới về cách ứng xử với thái độ phê phán sự thô lỗ rượu chè vô độ, sự gia tăng tiêu thụ chè và cà phê, lòng mộ đạo và sự tiến bộ của công nghiệp hóa đã chú trọng tới sự tiết chế và hiệu quả lao động.    (Sournia, 1990, p. 22; King, 1947, p. 117; Austin, 1985, pp. xxiii-xxiv, 324-325, 351; Younger, 1966, p. 341).

Trong khi say rượu vẫn là một phần được chấp nhận của cuộc sống trong thế kỷ 18, thế kỷ 19 đã mang lại một thay đổi trong quan niệm, đó là kết quả của sự phát triển công nghiệp hóa và nhu cầu cần có một lực lượng lao động ổn định và đúng giờ (Porter, 1990, p. xii). Tinh thần tự giác là rất cần thiết và đã thế chõ cho sự “tự biểu hiện”, thái độ vì công việc đã thay thế thú vui yến tiệc. Say rượu trở thành mối đe dọa đối với hiệu quả công nghiệp và sự tăng trưởng.

Các vấn đề thường đã xảy đến cùng với việc công nghiệp hóa và sự đô thị hóa một cách quá nhanh cũng đã bị quy kết cho rượu. Chính vì vậy, các vấn đề ví dụ như tội phạm đô thị, sự nghèo khó và tỷ lệ tử vong trẻ em cao cũng đã bị kết án là do rượu, mặc dù “dường như chính mật độ dân cư quá cao và nạn thất nghiệp đã có liên quan nhiều hơn đến các vấn đề nói trên” (Soumia, 1990, p. 21). Rồi với thời gian, nhiều vấn đề cá nhân, xã hội và đạo đức/tín ngưỡng cũng đã bị kết án do rượu. Và không những chỉ việc ngăn chặn sự say rượu mà bất kể việc tiêu thụ rượu như thế nào đều đã bị coi là không thể chấp nhận được. Những nhóm người lúc đầu muốn khuyến cáo sự tiết chế - sử dụng rượu một cách chừng mực – cuối cùng đã trở thành cực đoan (người theo chủ nghĩa bãi nô) và đã gây áp lực để hoàn toàn cấm sản xuất và phân phối thức uống có độ cồn. Đáng tiếc là điều đó cũng đã không loại bỏ được các vấn đề xã hội mà đồng thời đã góp phần tạo thêm những vấn đề khác.

(sưu tầm và dịch)

 

Lịch sử về Rượu và văn hóa Uống (Tiếp theo)

 

Lịch sử về rượu và uống trên thế giới (phầnTiếp theo)

 của Tiến sĩ David J. Hanson

THỜI TRUNG CỔ

Thời Trung cổ, tức giai đoạn khoảng một nghìn năm giữa thời kỳ sụp đổ của La Mã và thời kỳ bắt đầu của Phục Hưng, đã chứng kiến rất nhiều sự phát triển trong cuộc sống nói chung và trong văn hóa uống nói riêng. Giai đoạn đầu của thời Trung Cổ, rượu mật ong, các loại bia “chân quê”, và rượu vang từ trái cây hoang dại đã ngày một phổ biến, đặc biệt là đối với người Celts, Anglo-Saxons, Germans, và Scandinavia. Tuy nhiên, rượu vang vẫn là thức uống được ưa chuộng nhất tại các nước thuộc Romance (nay là Ý, Tây Ban Nha và Pháp)  (Babor, 1986, p. 11).

Cùng với sự sụp đổ của Đế chế La mã và sự suy thoái của cuộc sống thành thị, các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là các tu viện đã trở thành những cơ sở của kỹ thuật nấu rượu bia đã được phát triển từ những thời kỳ trước đó (Babor, 1986, p. 11). Trong khi các loại bia “chân quê” vẫn được tiếp tục sản xuất tại gia thì nghệ thuật tinh hoa nấu rượu bia lại chủ yếu là ở các giáo khu của các tu sĩ, họ nắm giữ bí quyết của mình (Cherrington, 1925, v. 1, p. 405). Các tu sĩ nấu hầu hết các loại bia ngon đến tận thế kỷ thứ 12. Khoảng thế kỷ thứ 13, cây hu-blông đã trở thành nguyên liệu phổ biến để nấu một số loại bia, nhất là ở Bắc Âu. (Wilson, 1991, p. 375).  Bia Ale, thường là một thức uống đặc và bổ dưỡng, lên men chua rất nhanh và được sản xuất để tiêu thụ tại các địa phương (Austin, 1985, p. 54, pp. 87-88).

Và chẳng có gì ngạc nhiên, các tu viện cũng là nơi duy trì nghề trồng nho.  Điều quan trọng là họ có nguồn lực, có an ninh, và sự ổn định ngay cả vào cái thời thường xuyên bất ổn này, để nâng cao chất lượng vườn nho của họ dần dần theo năm tháng (Seward, 1979, pp. 15 and 25-35). Các tu sĩ cũng có sự giáo dục và thời gian cần thiết để nâng cao kỹ năng trồng nho của họ (Lichine, 1974, p. 3). Trong thời kỳ Trung cổ, những vườn nho tốt nhất được chăm sóc và thuộc sở hữu của các tu viện. Ngoài việc làm cho rượu vang trở thành cần thiết cho dân chúng, các tu viện còn sản xuất một lượng rượu rất lớn để duy trì và mở rộng các hoạt động của tu viện (Babor, 1986, p. 11).  Tuy đa phần rượu vang được sản xuất và tiêu thụ tại chỗ, nhưng một số giao thương rượu vang vẫn tiếp tục  mặc dù tình trạng đường xá giao thông rất kém.(Hyams, 1965, p. 151; Wilson, 1991, p. 371).

Cách đây một nghìn năm, những lễ hội quần chúng nhất tại Anh quốc là lễ hội nổi tiếng về uống bia; và cả hai loại bia “ales & beer” đều rất nổi tiếng là những sản phẩm hàng đầu trong danh sách những sản phẩm hiến các lãnh chúa. Bởi lẽ các đô thị được hình thành vào thế kỷ thứ 12 tại Đức, do đó các đặc quyền về sản xuất và bán bia ở vùng ven đô đã được cho phép. Vô số các nhà sản xuất bia đã phát triển tại nhiều thành phố, và đó đã là niềm tự hào của đô thị (Cherrington, 1925, v. 1, p. 405; Austin1985, pp. 68, 74, 82-83).

Sự phát triển quan trọng nhất liên quan đến rượu trong thời kỳ Trung Cổ chính là kỹ thuật chưng cất. Điều thú vị là đã có nhiều sự bất đồng về câu hỏi ai là người phát minh ra kỹ thuật chưng cất rượu và khi nào. Tuy vậy, Albertus Magnus (1193-1280) đã là người đầu tiên mô tả quy trình chưng cất rượu mạnh (Patrick, 1952, p. 29). Sự hiểu biết về quy trình đã dần dần lan truyền trong giới các tu sĩ, những nhà vật lý và giả kim, họ là những người quan tâm đến việc chưng cất rượu với mục đích chữa trị bệnh. Vào thời đó rượuc được gọi là “nước của sự sống”  “aqua vitae”, và sau đó thì được gọi với cái tên rượu “brandy”. Cái tên này bắt nguồn từ tiếng Hà Lan “brandewijn”, có nghĩa là rượu vang được “đốt cháy” (hoặc chưng cất) (Seward, 1979, p. 151; Roueche, 1963, pp. 172-173).

Bệnh dịch hạch và các bệnh dịch tiếp theo nó, bắt đầu từ giữa thế kỷ 14, đã làm thay đổi hẳn quan niệm của con người về cuộc sống và vị trí của họ trong vũ trụ. Với sự không hiểu biết và không kiểm soát được những bệnh dịch đã làm cho dân số giảm khủng khiếp, ở một số làng mạc thậm chí đã giảm 82%, các đoàn người tự hành xác, phá phách trên các phố phường, làng mạc, hy vọng rằng bằng cách tự trừng phạt mình một cách đau đớn như vậy họ có thể vượt qua được các dịch bệnh vì cho rằng Thượng đế đang phẫn nộ đối với sự điên rồ của loài người.  (Slavin, 1973, pp. 12-16).

Một số người đã uống rượu rất nhiều hơn với niềm tin rằng họ sẽ được che chở chống lại các căn bệnh huyền bí, trong khí những người khác lại tin rằng cần phải tiết chế trong mọi điều, trong đó có rượu, họ sẽ được cứu vớt.Và kết cục là lượng tiêu thụ rượu trong xã hội là rất cao. Ví dụ, ở Bavaria, người ta tiêu thụ trung bình khoảng 300 lít trên một đầu người một năm ( so với 150 lít như hiện nay) và ở Florence người ta tiêu thụ khoảng mười thùng rượu vang trên một đầu người một năm.  Và cũng dễ hiểu là lượng tiêu thụ ruơu mạnh, đăc biệt được sử dụng với mục đích chữa bệnh thời đó, cũng đă tăng lên trong dân chúng (Austin, 1985, pp. 104-105,107-108).

Đến cuối thời kỳ Trung Cổ, sự phổ biến của bia đã tràn sang Anh, Pháp, Scotland (Austin, pp. 118-119). Các nhà sản xuất bia đã được chính thức công nhận như các phường hội tại Anh (Monckton, 1966, pp. 69-70), và việc làm bia hoặc rượu vang giả đã trở thành tội chết tại Scotland  (Cherrington, 1929, vol. 5, p. 2,383). Điều quan trọng là sự tiêu thụ rượu mạnh như một thức uống đã xảy ra (Braudel, 1974, p. 171).

(XIN MỜI ĐÓN ĐỌC PHẦN TIẾP THEO VÀ HẾT)

 

Lịch sử về Rượu và văn hóa Uống

 

Lịch sử về rượu và  văn hoá uống trên thế giới

của Tiến sĩ David J. Hanson

Rượu là một sản phẩm đã mang lại nhiều tính năng cho loài người theo năm tháng lịch sử. Từ thời cổ đại đến nay, rượu đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo và thờ cúng. Nguyên thuỷ, rượu là một thức uống bổ dưỡng của con người và đã được sử dụng rộng rãi mang tính chữa bệnh, sát trùng và giảm đau. Loại thức uống giải khát này giữ vai trò tất yếu, góp phần làm tăng sự vui thú và chất lượng cuộc sống con người. Rượu có thể là một xúc tác xã hội, có thể mang lại sự thư giãn, sự dễ chịu mang tính dược liệu và làm tăng sự ngon miệng. Do vậy, tuy rượu thường bị sử dụng một cách không đúng bởi một nhóm ít người uống, rượu vẫn được minh chứng là thức uống có ích lợi đối với đại đa số con người.

THỜI CỔ ĐẠI

Tuy không ai biết rõ là khi nào rượu bắt đầu được sử dụng, nhưng có vẻ như đó là kết quả của một tai nạn ngẫu nhiên xảy ra từ ít nhất là mười nghìn năm trước đây. Tuy vậy, sự phát hiện ra bình uống bia thời kỳ Đồ Đá đã nói lên rằng thức uống lên men được sản xuất đã có từ lâu đời, ít nhất là từ thời ký Đồ Đá Mới ( tức là 10.000 năm trước Công Nguyên) (Patrick, 1952, trang 12-13), và rất có thể bia ra đời trước bánh mì như một thực phẩm chính (Braidwood et al, 1953; Katz and Voigt, 1987); rượu vang rõ ràng xuất hiện như một sản phẩm hoàn thiện trong các văn kiện cổ Ai Cập khoảng 4.000 năm trước Công Nguyên (Lucia, 1963a, p. 216).

Thức uống có độ cồn đầu tiên có thể đã được chế biến từ các loại quả mọng và mật ong (Blum et al, 1969, p. 25; Rouech, 1960, p. 8; French, 1890, p. 3) và các nhà sản xuất rượu vang có lẽ đã bắt đầu khởi sự từ các vùng nho hoang dại của Trung Đông. Theo truyền miệng ghi lại trong Kinh Cựu Ước (Genesis 9:20) thì Noah đã trồng một vườn nho trên ngọn đồi Ararat, nay là địa phận phía Đông Thổ nhĩ kỳ. Vào mùa hè, bia và rượu vang đã được sử dụng với mục đích chữa bệnh từ 2.000 năm trước Công Nguyên (Babor, 1986, p. 1).

Việc sản xuất ra bia có từ thời kỳ đầu của nền văn minh Ai Cập Cổ đại  và thức uống có độ cồn đã giữ một vai trò rất quan trọng tại vương quốc này.  (Cherrington, 1925, v.1, p. 404). Biểu tượng của điều đó thể hiện qua việc trong khi rất nhiều vị thần là thuộc về bản sứ hoặc dòng họ, thì thần rượu vang Osiris đã được thờ cúng trên khắp đất nước (Lucia, 1963b, p. 152). Người Ai Cập đã tin rằng cũng chính vị thần quan trọng này đã sáng chế ra bia (King, 1947, p. 11), một thức uống được coi như là một sản phẩm thiết yếu của cuộc sống; bia đã được sản xuất thường nhật tại gia.  (Marciniak, 1992, p. 2).

Cả bia và rượu vang đều được dâng hiến cho các vị thần. Thậm chí các hầm rượu và máy ép nho đã có một vị thần mang biểu tượng là một máy ép nho. (Ghaliounqui, 1979, p. 5). Người Ai Cập cổ đại đã sản xuất ít nhất 17 loại bia và 24 loại rượu vang (Ghaliounqui, 1979, pp. 8 and 11).  Thức uống có độ cồn đã được sử dụng phục vụ cho sự vui sướng, thực dưỡng, chữa bệnh, nghi lễ, ban thưởng và tang lễ (Cherrington, 1925, v, 1, p. 405). Đối với tang lễ rượu được chôn cùng trong nấm mồ của người quá cố để họ tiếp tục sử dụng ở kiếp sau (King, 1947, p. 11; Darby, 1977, p.576).

Rất nhiều văn kiện của thời kỳ này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tiết chế, và các quy chuẩn cả về tồn giáo lẫn đời thường đã được quy định (Darby, 1977, p. 58). Tuy người Ai Cập nhìn chung có vẻ như đã không coi sự say rượu là một vấn đề, họ đã cảnh giác với các quán rượu (thường cũng là nhà chứa) và tật nghiện rượu quá chén (Lutz, 1922, pp. 97,105-108). Sau khi đã xem lại những minh chứng về sự phổ biến của thức uống có độ cồn nhưng nhìn chung là sự sử dụng thức uống đó một cách vừa phải, nhà sử học Darby đã đưa ra một nhận xét hết sức quan trọng: Mọị sự nhìn nhận này bị lệch lạc do việc những người sử dụng rượu vừa độ đã bị che khuất bởi những con sâu rượu ầm ĩ đã tô thêm mầu sắc cho lịch sử. (Darby, 1977, p. 590). Do vậy sự rượu chè quá độ trong lịch sử nhận đươc sự quan tâm không cân xứng. Những người lạm dụng rượu gây ra nhiều vấn đề, thu hút sự quan tâm về họ, dễ được nhìn thấy và do đó các quy định luật pháp được ban hành. Đại đa số những người sử dụng rượu một cách vừa phải, họ chưa bao giờ gây phiền nhiễu, lại không được để ý đến. Kết quả là, các nhà quan sát và văn sĩ hầu như bỏ qua sự tiết chế.

Bia đã là thức uống chủ yếu của người dân Babylon ngay từ 2.700 năm trước Công Nguyên, họ thờ cúng một nữ thần rượu vang và các thần rượu khác (Hyams, 1965, pp. 38-39). Người dân Babylon thường dùng bia và rượu vang làm lễ vật dâng các thần thánh của họ (Lutz, 1922, pp. 125-126). Vào khoảng năm 1,750 trước Công Nguyên,  bộ luật Hammurabi nổi tiếng đã dành sự quan tâm đối với rượu. Tuy nhiên, bộ luật này đã không có điều xử phạt đối với say rượu; thực chất là không hề đề cập đến việc này. Sự quan tâm của bộ luật này chỉ đơn thuần là vấn đề buôn bán rượu (Popham, 1978, pp. 232-233). Song, mặc dù đây không phải là một tội vi phạm luật nhưng dường như người dân Babylon đã phê phán việc say rượu/nghiện rượu (Lutz, 1922, pp. 115-116). 1

Rất nhiều loại thức uống có độ cồn đã được sử dụng tại Trung Hoa thời tiền sử (Granet, 1957, p. 144).  Rượu đã được coi là thức uống tinh thần hơn là một thức uống vật chất, và đã có rất nhiều bút tích ghi nhận vai trò quan trọng của của rượu trong đời sống tín ngưỡng (Hucker, 1975, p. 28; Fei-Peng, 1982, p. 13). " thời cổ đại người ta luôn say khi tổ chức một ngày lễ, cúng dâng lễ vật thần thánh hoặc tổ tiên, lễ tuyên thệ lòng quyết tâm trước khi xuất trân, lễ ăn mừng chiến thắng, trước khi hành hình, lễ tuyên thề, đón sự chào đời của đứa trẻ, đám cưới, hội họp, khởi hành đi xa, tang lễ, lễ hội” (Fei-Peng, 1982, p. 13).

Một sắc lệnh của hoàng đế Trung Hoa khoảng 1.116 năm trước Công Nguyên nêu rõ rằng việc sử dụng rượu một cách vừa độ là ý giời. Không chắc có phải là ý giời hay không nhưng rõ ràng là việc dùng rượu có lợi cho ngân khố. Vào thời Marco Polo (12547-1324?) người ta uống rượu hàng ngày (Gernet, 1962, p. 139) và đó là một trong những nguồn thu ngân sách lớn nhất (Balazs, 1964, p. 97).

Thức uống có độ cồn đã được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội Trung Hoa, đó là nguồn cảm hứng, giữ vai trò quan trọng đối với lòng hiếu khách, là thuốc giải mệt mỏi, và đôi khi được sử dụng một cách không đúng  (Samuelson, 1878, pp. 19-20, 22, 26-27; Fei-Peng, 1982, p. 137; Simons, 1991, pp. 448-459). Luật cấm sản xuất rượu vang đã được ban hành và huỷ bỏ 41 lần trong khoảng thời gian từ 1.100 năm trước Công Nguyên và 1.400 năm sau Công Nguyên  (Alcoholism and Drug Addiction Research Foundation of Ontario, 1961, p. 5). Tuy nhiên, một nhà bình luận vào thời khoảng 650 năm trước Công Nguyên viết rằng con người “không thể sống thiếu bia. Cấm bia và nhịn uống bia hoàn toàn là vượt qua quyền lực của hiền nhân. Do vậy, chúng ta cảnh báo về sự lạm dụng bia rượu vô độ” (quoted in Rouecbe, 1963, p. 179; similar translation quoted in Samuelson, 1878, p. 20).

Khi nghệ thuật làm rượu vang đã tới bán đảo Hellenic (Hy Lạp) vào khoảng 2.000 năm trước Công Nguyên (Younger, 1966, p. 79), thức uống có độ cồn đầu tiên để đạt được sự phổ biến tại đất nước nay gọi là Hy Lạp chính là rượu Mead - rượu mật ong - thức uống được lên men từ mật ong và nước. Tuy vậy, vào khoảng 1.700 năm trước Công Nguyên, sản xuất rượu vang đã trở thành phổ biến và trong cả nghìn năm tiếp theo con người uống rượu vang trên toàn thế giới với những tính năng tương tự: phục vụ nghi lễ tín ngưỡng, tiếp khách, chữa bệnh, và rượu vang trở thanh một thực phẩm hang ngày trong các bữa ăn. (Babor, 1986, pp. 2-3). Rượu vang được uống theo nhiều cách: nóng, lạnh, nguyên chất hoặc pha trộn, uống không hoặc thêm hương vị (Raymond, 1927, p. 53).

Các nhà văn đương đại đã quan sát rằng người Hy Lạp là một trong những người tiết chế nhất trong thời cổ đại. Cụ thể là họ đã có những quy tắc chú trọng vào việc uống một cách vừa độ, họ tán dương sự tiết chế, họ có tập quán pha loãng rượu với nước, nói chung là họ chánh những sự vô độ (Austin, 1985, p. 11). Có một ngoại lệ của sự tiết chế là họ thờ phụng Dionysus - thần rượu tượng trưng cho sự say sưa và cho rằng sự say sưa đưa con người đến gần với thánh thần của họ. (Sournia, 1990, pp. 5-6; Raymond, 1927, p. 55).

Tật nghiện rượu là hiếm, nhưng sự say xỉn tại các bàn tiệc và lễ hội lại không phải là bất thường (Austin, 1985, p. 11). Thực vậy, những dạ tiệc, nơi hội tụ của nhiều đấng mày râu để đàm luận, giải trí và uống, đặc biệt thường kết thúc bằng những cuộc say xỉn.  (Babor, 1986, p. 4). Mặc dù vậy, văn học cổ Hy Lạp đã không để lại dấu ấn gì về sự say xỉn của người Hy Lạp, nhưng lại có đề cập đến sự say xỉn của những người ngoại quốc thời đó (Patrick, 1952, p. 18). Khoảng 425 năm trước Công Nguyên, đã bắt đầu có những cảnh báo nhiều hơn đối với cách sống vô độ, nhất là tại các dạ tiệc, (Austin, 1985, pp. 21-22).

Cả Xenophon (431-351 trước C.N.) và Plato (429-347 trước C.N) đều tán dương việc sử dụng rượu vang một cách vừa độ, có lợi cho sức khoẻ và hạnh phúc, nhưng cả hai vị đều phê phán tật say xỉn đã trở thành vấn đề xã hội. Hippocrates (cir. 460-370 trước C.N.) đã phát hiện nhiều thuộc tính chữa bệnh của rượu vang, và phát hiện này đã được sử dụng phục vụ chữa bệnh trong suốt thời gian dài. (Lucia, 1963a, pp. 36-40). Sau này, cả  Aristode (384-322 trước C.N.) và Zeno (cir. 336-264 trước C.N.) cũng đã đều phê phán tật nghiện rượu  (Austin, 1985, pp. 23, 25, and 27).

Trong dân tộc Hy Lạp, người Macedony nhìn nhận cách sống vô độ như một dấu hiệu của tính đàn ông và họ rất nổi tiếng về tật say xỉn. Hoàng đế của họ, Alexander Đại đế (336-323 trước C.N.) có mẹ là người theo đạo thờ thần rượu Dionysus, đã rất nổi tiếng về say rượu (Souria, 1990, pp. 8-9; Babor, 1986, p. 5).

Người Hê-brơ (Do Thái) đã được làm quen với rượu vang trong thời kỳ họ bị cầm tù tại Ai Cập. Khi Moses thả họ về Canaan (Palestine) vào khoảng 1.200 năm trước C.N, đồn rằng họ đã rất nuối tiếc cuộc sống bên rượu vang tại Ai Cập, tuy nhiên, họ đã tìm thấy các vườn nho tràn ngập trên miền đất mới của họ (Lutz, 1922, p. 25).  Khoảng 850 năm trước C.N, việc sử dụng rượu vang đã bị  Rechabites và  Nazarites ( hai nhóm du mục bảo thủ theo trường phái kiêng rượu) phê phán,  (Lutz, 1922, p. 133; Samuelson, 1878, pp. 62-63).

Vào năm 586 trước C.N. người Hê Brơ (Do Thái) đã bị người Babylon xâm chiếm và đầy đi Babylon. Song, đến năm 539 trước C.N. người Perse (Ba Tư nay là Iran) đã đánh chiếm thanh phố và giải thoát người Hê Brơ (Do Thái) khỏi sự đày biệt sứ (Daniel 5:1-4). Sau thời kỳ biệt sứ, người Hê Brơ đã phát triển đạo Do Thái (Judaism) và sau này người Do Thái được gọi với cái tên Jew. 200 năm tiếp theo, phong cách sống không rượu trong xã hội tăng lên và và các nhóm phản đối rượu cũng giải tán. Rượu trở thanh thức uống bình thường cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, kể cả những thanh niển rất trẻ; một nguồn thực dưỡng quan trọng; một phần quan trọng của các lễ hội; một bài vị chữa bệnh được ưa chuộng rộng rãi; nguồn cung ứng thiết yếu cho các pháo đài; và là một hàng thực phẩm cơ yếu của xã hội. Tóm lại, rượu đã trở thành một nhân tố cần thiết đối với cuộc sống của người Do Thái (Raymond, 1927, p. 23).

Mặc dù bia rượu vô độ vẫn bị phê phán, nhưng trong xã hội không còn suy nghĩ mặc định rằng cứ uống là dẫn đến say xỉn nữa. Rượu vang được coi là ân huệ của Thượng đế và là biểu tượng của niềm vui (Psalms 104; Zachariah 10:7). Những thay đổi trong tín ngưỡng và tập tục dường như có liên quan đến sự cự tuyệt với tín ngưỡng tin vào các thần thánh ngoại đạo, tín ngưỡng này chú trọng vào tinh thần đạo lý của mỗi cá thể, và sự du nhập của những tập quán uống trường kỳ vào các buổi lễ tôn giáo, và những thay đổi tiếp theo. (Austin, 1985, pp. 18-19; Patai, 1980, pp. 61-73; Keller, 1970, pp. 290-294).  Khoảng 525 năm trước C.N.  kinh ban phước Kiddush của người Do Thái phải được tụng trước bánh mì và rượu vang trong những buổi lễ  của người Do Thái  bên ngoài Điện thờ (Austin, 1985, p. 19).

Hoàng đế Ba Tư Cyrus đã luôn tán dương đức tính sử dụng rượu một cách vừa độ (cir. 525 trước C.N). Tuy vậy, say men trong nghi lễ có vẻ như đã được coi như một cấu phần phụ trợ cho việc ra quyết định và, ít nhất là sau cái chết của ngài, sự say xỉn đã không còn là một hiện tượng bất thường (Austin, 1985, p. 19).

Từ thời kỳ thiết lập thành Rome vào năm 753 trước C.N. cho đến thế kỷ thứ 3 trước C.N. đã có sự đồng tình giữa các nhà sử học rằng ngưòi dân La mã có tập tục uống rượu một cách chừng mực (Austin, 1985, p. 17). Sau khi người La mã chinh phục được bán đảo Italia và phần còn lại của vùng vịnh Địa Trung Hải (từ 509 đến 133 trước C.N.), những giá trị truyền thống của người La mã về sự chừng mực, thanh đạm và dung dị đã dần được thay thế bởi sự bia rượu say sưa, lòng tham vọng, sự suy đồi và nạn hối lộ (Babor, 1986, p. 7; Wallbank & Taylor, 1954, p. 163). Những nghi lễ phóng đãng Dionysian (Bacchanalia, tiếng Latin) đã tràn sang Italia trong thời kỳ này và tiếp đó đã bị nhà nước nghiêm cấm. (Lausanne, 1969, p. 4; Cherrington, 1925, v. 1, pp. 251-252).

Những thói quen phụ hoạ cho sự bia rượu vô độ là uống trước bữa ăn khi dạ dày còn rỗng, móc họng nôn để có thể tiếp tục nhậu nhoẹt nhiều hơn, và cả những trò chơi về uống. Ví dụ như trò thi uống rượu nhanh như tung súc sắc. (Babor, 1986, p.10).

Khoảng thời thế kỷ thứ hai và thứ nhất trước C.N. sự say xỉn không còn là hiện tượng hiếm, và những thương gia lỗi lạc như Cato the Elder and Julius Caesar đã được ca tụng là những tấm gương sáng về sự uống rượu một cách vừa độ. Điều này có thể là một sự đáp lại với việc sử dụng rượu một cách không đúng trong xã hội, bởi lẽ trước đó sự chừng mực đã không được tuyển chọn cho sự tán dương về cách sống mẫu mực. Vì nền cộng hoà tiếp tục suy tàn, tật bia rượu vô độ lan tràn và một số vị, ví dụ như Marc Antony (d. 30 trước C.N.), thậm trí còn lấy làm kiêu hãnh vì cách sống bia rượu tàn phá của mình (Austin, 1985, pp. 28 and 32-33).

THỜI KỲ ĐÂU CÔNG NGUYÊN - EARLY CHRISTIAN PERIOD

Cùng với sự ra đời của Cơ đốc giáo và sự thế chỗ của nó đối với các đạo giáo thống lĩnh thời kỳ trước, những thái độ và phong cách uống của Châu Âu bắt đầu bị ảnh hưởng bởi Kinh Tân Ước (Babor, 1986, trang. 11). Các kinh sách sớm nhất viết sau khi chúa Jesus qua đời có nhiều tham chiếu đến rượu. Điều đó có lẽ phản ánh một sự việc rằng say men đã là trạng thái thăng hoa, một tật xấu mà chúa Jesus đã có ít nhiều liên quan đến (Raymond, 1927, trang. 81-82). Austin (1985, p. 35) đã chỉ ra rằng Jesus đã sử dụng rượu vang (Matthew 15:11; Luke 7:33-35) và xác nhận rằng ngài sử dụng rượu một cách vừa độ (Matthew 15:11). Mặt khác, ngài cũng phê phán tật say rượu (Luke 21:34,12:42; Matthew 24:45-51). Kinh sách về sau của thánh Paul viết về rượu chi tiết hơn và rất quan trọng đối với học thuyết Cơ Đốc giáo về lĩnh vực này. Ngài coi rượu vang là sáng tạo của Thượng Đế và vì vậy là rất tốt (1 Timothy 4:4), ngài khuyến cáo sử dụng rượu vang với mục đích chữa bệnh, nhưng đồng thời rất lên án tật say xỉn (1 Corinthians 3:16-17,5:11,6:10; Galatians 5:19-21; Romans 13:3) và khuyên những ai không kiểm soát được bản thân thì nên kiêng nhịn rượu.

Tuy vậy, sau này vào khoảng thế kỷ thứ hai, có rất nhiều giáo phái cuồng tín đã bác bỏ rượu và khuyến cáo kiêng nhịn rượu.  Đến cuối thế kỷ thứ tư đầu thế kỷ thứ năm, Giáo hội đã lên tiếng và khẳng định rằng rượu vang chính là một một món quà quý của Thượng Đế cần được sử dụng và tận hưởng. Mỗi cá nhân có thể lựa chọn việc không uống rượu nhưng khinh miệt rượu vang thì quả là một dị giáo.  Giáo hội bảo vệ quan điểm sử dụng rượu một cách chừng mực nhưng phản đối việc lạm dụng rượu vô độ và coi đó là một tội lỗi. Những ai không thể sử dụng rượu một cách chừng mực cần phải kiêng nhịn rượu. (Austin, 1985, pp. 44 and 47-48).

Cả Kinh Cựu Ước và Tân Ước đều nhất quán trong việc phê phán sự bia rượu vô độ. Tuy nhiên, một số con chiên Cơ Đốc giáo vẫn lập luận rằng bất luận khi nào rượu vang được Jesus sử dụng hoặc tán dương thì đều là nước nho, còn chỉ khi nào thức uống này dẫn đến sự say xỉn thì đó là rượu vang.  Do vậy, họ diễn giải Kinh thánh theo cách khẳng định rằng nước nho là tốt và uống thứ nước này thì được Thượng Đế chấp nhận nhưng rượu vang là xấu và uống rượu vang là không thể chấp nhận được.  Lập luận này là không đúng bởi ít nhất hai lý do. Thứ nhất là chưa bao giờ từ rượu vang trong ngôn ngữ kinh thanh Do Thái hay Hy Lạp lại có thể được dịch hay diễn giải thành nước nho. Thứ hai là nước nho có thể lên men và nhanh chóng trở thành rượu vang trong khí hậu ấm áp của miền Địa Trung Hải khi không có tủ lạnh hay các phương pháp giữ lạnh hiện đại (Royce, 1986, pp. 55-56; Raymond, 1927, pp. 18-22; Hewitt, 1980, pp. 11-12).

Sự phát triển mở rộng của Cơ đốc giáo và của nghề trồng nho ở Tây Âu đã diễn ra đồng thời (Lausanne, 1969, p. 367; Sournia, 1990, p. 12). Một điều thú vị là Thánh St. Martin  ở Tours (316-397) đã rất tích cực trong việc truyền bá cả kinh Phúc Âm cả nghề trồng nho (Patrick, 1952, pp. 26-27).

Trong sự nỗ lực duy trì văn hoá Do Thái chống lại Cơ đốc giáo lúc đó đang thu hút rất nhiều tín đồ của đạo Do Thái, (Wallbank & Taylor, 1954, p. 227), những quy tắc rất chi tiết về việc sử dụng rượu vang đã được quy định trong các văn kiện luật Do Thái (Talmud). Điều quan trọng là sử dụng rượu vang một cách hạn chế đã được đưa vào rất nhiều lễ hội tôn giáo (Spiegel, 1979, pp. 20 -29; Raymond, 1927, 45-47). Trong những cuộc biến về xã hội và chính trị đã xảy ra như sự xụp đổ của thành La Mã vào thế kỷ thứ 5, sự lo ngại của các giáo sĩ Do Thái là đạo Judaism và văn hoá của nó chính là mối nguy hiểm ngày một gia tăng. Kết quả là càng có thêm nhiều quy định của Luật Do Thái về việc sử dụng rượu vang. Các quy định bao gồm quy định về lượng rượu vang có thể sử dụng vào dịp lễ Sabath, về cách sử dụng rượu vang, quy định về trạng thái hợp pháp của rượu vang bất luận khi liên quan đến sự sùng bái thần thánh, và phạm vi trách nhiệm của các cá nhân về ứng xử khi say rượu. (Austin, 1985, pp. 36 and 50).

Sự cao điểm của việc sử dụng rượu vô độ của người La Mã dường như là vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất (Jellinek, 1976, pp. 1,736-1,739).  Rượu vang đã trở thành thức uống phổ biến nhất, và vì Rome là nơi thu hút nhiều dòng người di cư, rượu vang đã được phân phát miễn phí hoặc bán. (Babor, 1986, pp. 7-8). Điều đó đã dẫn đến các cuộc say rượu vô độ tại các lễ hội, lễ mừng chiến công và các dịp ăn mừng khác, như đã được mô tả bởi các người đương thời. Bốn vị hoàng đế trị vì từ năm 37 đến năm 69 sau C.N. đã rất nổi tiếng vì sự  bia rượu vô độ. Tuy vậy, những vị hoàng đế kế vị họ lại nổi tiếng vì sự chừng mực, và các nguồn văn chương ngụ ý rằng vấn đề rượu chè đã giảm mạnh trong Vương Quốc. Mặc dù vẫn tiếp tục có sự phê phán vấn đề rượu bia trong hàng trăm năm tiếp theo, đa số các minh chứng cho thấy thái độ phê phán này đã suy giảm. (Austin, 1985 pp. 37-44, p. 46, pp. 48-50). Sự xụp đổ của thành Rome và  Đế chế La Mã đã xảy ra năm 476 (Wallbank & Taylor, 1954, pp. 220-221).

Khoảng năm 230 sau C.N, học giả Hy Lạp Athenaeus đã viết rất nhiều về vấn đề uống rượu và bảo vệ sự tiết chế. Sự chú ý đặc biệt đến việc uống rượu, các loại đồ uống nổi tiếng, và các ly uống rượu đã thể hiện tầm quan trọng của rượu vang đối với người Hy Lạp (Austin, 1985, pp. 45-46).

(Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo)

 

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng