Thứ Tư, tháng 2 16, 2011

Lịch sử về Rượu và văn hóa Uống (Tiếp theo)

 

Lịch sử về rượu và uống trên thế giới (phầnTiếp theo)

 của Tiến sĩ David J. Hanson

THỜI TRUNG CỔ

Thời Trung cổ, tức giai đoạn khoảng một nghìn năm giữa thời kỳ sụp đổ của La Mã và thời kỳ bắt đầu của Phục Hưng, đã chứng kiến rất nhiều sự phát triển trong cuộc sống nói chung và trong văn hóa uống nói riêng. Giai đoạn đầu của thời Trung Cổ, rượu mật ong, các loại bia “chân quê”, và rượu vang từ trái cây hoang dại đã ngày một phổ biến, đặc biệt là đối với người Celts, Anglo-Saxons, Germans, và Scandinavia. Tuy nhiên, rượu vang vẫn là thức uống được ưa chuộng nhất tại các nước thuộc Romance (nay là Ý, Tây Ban Nha và Pháp)  (Babor, 1986, p. 11).

Cùng với sự sụp đổ của Đế chế La mã và sự suy thoái của cuộc sống thành thị, các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là các tu viện đã trở thành những cơ sở của kỹ thuật nấu rượu bia đã được phát triển từ những thời kỳ trước đó (Babor, 1986, p. 11). Trong khi các loại bia “chân quê” vẫn được tiếp tục sản xuất tại gia thì nghệ thuật tinh hoa nấu rượu bia lại chủ yếu là ở các giáo khu của các tu sĩ, họ nắm giữ bí quyết của mình (Cherrington, 1925, v. 1, p. 405). Các tu sĩ nấu hầu hết các loại bia ngon đến tận thế kỷ thứ 12. Khoảng thế kỷ thứ 13, cây hu-blông đã trở thành nguyên liệu phổ biến để nấu một số loại bia, nhất là ở Bắc Âu. (Wilson, 1991, p. 375).  Bia Ale, thường là một thức uống đặc và bổ dưỡng, lên men chua rất nhanh và được sản xuất để tiêu thụ tại các địa phương (Austin, 1985, p. 54, pp. 87-88).

Và chẳng có gì ngạc nhiên, các tu viện cũng là nơi duy trì nghề trồng nho.  Điều quan trọng là họ có nguồn lực, có an ninh, và sự ổn định ngay cả vào cái thời thường xuyên bất ổn này, để nâng cao chất lượng vườn nho của họ dần dần theo năm tháng (Seward, 1979, pp. 15 and 25-35). Các tu sĩ cũng có sự giáo dục và thời gian cần thiết để nâng cao kỹ năng trồng nho của họ (Lichine, 1974, p. 3). Trong thời kỳ Trung cổ, những vườn nho tốt nhất được chăm sóc và thuộc sở hữu của các tu viện. Ngoài việc làm cho rượu vang trở thành cần thiết cho dân chúng, các tu viện còn sản xuất một lượng rượu rất lớn để duy trì và mở rộng các hoạt động của tu viện (Babor, 1986, p. 11).  Tuy đa phần rượu vang được sản xuất và tiêu thụ tại chỗ, nhưng một số giao thương rượu vang vẫn tiếp tục  mặc dù tình trạng đường xá giao thông rất kém.(Hyams, 1965, p. 151; Wilson, 1991, p. 371).

Cách đây một nghìn năm, những lễ hội quần chúng nhất tại Anh quốc là lễ hội nổi tiếng về uống bia; và cả hai loại bia “ales & beer” đều rất nổi tiếng là những sản phẩm hàng đầu trong danh sách những sản phẩm hiến các lãnh chúa. Bởi lẽ các đô thị được hình thành vào thế kỷ thứ 12 tại Đức, do đó các đặc quyền về sản xuất và bán bia ở vùng ven đô đã được cho phép. Vô số các nhà sản xuất bia đã phát triển tại nhiều thành phố, và đó đã là niềm tự hào của đô thị (Cherrington, 1925, v. 1, p. 405; Austin1985, pp. 68, 74, 82-83).

Sự phát triển quan trọng nhất liên quan đến rượu trong thời kỳ Trung Cổ chính là kỹ thuật chưng cất. Điều thú vị là đã có nhiều sự bất đồng về câu hỏi ai là người phát minh ra kỹ thuật chưng cất rượu và khi nào. Tuy vậy, Albertus Magnus (1193-1280) đã là người đầu tiên mô tả quy trình chưng cất rượu mạnh (Patrick, 1952, p. 29). Sự hiểu biết về quy trình đã dần dần lan truyền trong giới các tu sĩ, những nhà vật lý và giả kim, họ là những người quan tâm đến việc chưng cất rượu với mục đích chữa trị bệnh. Vào thời đó rượuc được gọi là “nước của sự sống”  “aqua vitae”, và sau đó thì được gọi với cái tên rượu “brandy”. Cái tên này bắt nguồn từ tiếng Hà Lan “brandewijn”, có nghĩa là rượu vang được “đốt cháy” (hoặc chưng cất) (Seward, 1979, p. 151; Roueche, 1963, pp. 172-173).

Bệnh dịch hạch và các bệnh dịch tiếp theo nó, bắt đầu từ giữa thế kỷ 14, đã làm thay đổi hẳn quan niệm của con người về cuộc sống và vị trí của họ trong vũ trụ. Với sự không hiểu biết và không kiểm soát được những bệnh dịch đã làm cho dân số giảm khủng khiếp, ở một số làng mạc thậm chí đã giảm 82%, các đoàn người tự hành xác, phá phách trên các phố phường, làng mạc, hy vọng rằng bằng cách tự trừng phạt mình một cách đau đớn như vậy họ có thể vượt qua được các dịch bệnh vì cho rằng Thượng đế đang phẫn nộ đối với sự điên rồ của loài người.  (Slavin, 1973, pp. 12-16).

Một số người đã uống rượu rất nhiều hơn với niềm tin rằng họ sẽ được che chở chống lại các căn bệnh huyền bí, trong khí những người khác lại tin rằng cần phải tiết chế trong mọi điều, trong đó có rượu, họ sẽ được cứu vớt.Và kết cục là lượng tiêu thụ rượu trong xã hội là rất cao. Ví dụ, ở Bavaria, người ta tiêu thụ trung bình khoảng 300 lít trên một đầu người một năm ( so với 150 lít như hiện nay) và ở Florence người ta tiêu thụ khoảng mười thùng rượu vang trên một đầu người một năm.  Và cũng dễ hiểu là lượng tiêu thụ ruơu mạnh, đăc biệt được sử dụng với mục đích chữa bệnh thời đó, cũng đă tăng lên trong dân chúng (Austin, 1985, pp. 104-105,107-108).

Đến cuối thời kỳ Trung Cổ, sự phổ biến của bia đã tràn sang Anh, Pháp, Scotland (Austin, pp. 118-119). Các nhà sản xuất bia đã được chính thức công nhận như các phường hội tại Anh (Monckton, 1966, pp. 69-70), và việc làm bia hoặc rượu vang giả đã trở thành tội chết tại Scotland  (Cherrington, 1929, vol. 5, p. 2,383). Điều quan trọng là sự tiêu thụ rượu mạnh như một thức uống đã xảy ra (Braudel, 1974, p. 171).

(XIN MỜI ĐÓN ĐỌC PHẦN TIẾP THEO VÀ HẾT)

 

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

☺ Các bạn có thể viết lời bình của mình cho bài viết, và tuân thủ một số quy tắc sau:
» Các bài comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Hãy để lại tên của bạn khi bạn post bài comment, để mình có thể dễ dàng trả lời comment của bạn khi cần.

NHẬN XÉT CỦA BẠN :

Bài đăng